Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Do vậy, nhiều người lo ngại rằng viêm phế quản có thể lây từ người này sang cho người khác. Vậy trên thực tế, viêm phế quản có lây không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng lây lan của bệnh nhé.

viem-phe-quan-co-lay-hay-khong.jpgGiải đáp thắc mắc: Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là gì?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi viêm phế quản phổi có lây không hãy cùng tìm hiểu qua về bệnh lý này để hiểu hơn nhé.

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây ra các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, khò khè, khó thở. Hiện nay, bệnh lý này được chia thành hai loại, đó là:

  • Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới do nhiễm virus. Bệnh thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng ho, sốt, đau họng khiến bệnh nhân cảm thấy đau mỏi cơ thể.
  • Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại và kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh thường do hút thuốc lá, ô nhiễm không khí gây ra. Khi bị viêm phế quản có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, một bệnh lý phổi nặng có thể gây ra khó thở và suy giảm chức năng phổi.

Biểu hiện chung của bệnh viêm phế quản

Các biểu hiện của bệnh viêm phế quản thường xuất hiện đột ngột bao gồm:

trieu-chung-cua-viem-phe-quan.jpgCác triệu chứng chung của bệnh lý viêm phế quản

  • Ho: Là triệu chứng phổ biến khi bị viêm phế quản, ho có thể là ho đờm hoặc ho khan.
  • Sốt nhẹ: Thân nhiệt của người bệnh thường dưới 38 độ C.
  • Đau họng: Khi vi khuẩn tấn công có thể gây ra đau họng, viêm họng và có thể kèm theo đau đầu, đau cơ.
  • Khò khè: Thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ho ra máu

Các biểu hiện khác của viêm phế quản có thể bao gồm: mệt mỏi, đau tức ngực, chảy nước mũi, sổ mũi, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện của viêm phế quản có thể khác nhau.

Viêm phế quản có lây không?

viem-phe-quan-co-lay-khong.jpgViêm phế quản có lây hay không?

Bệnh viêm phế quản có lây không? Câu trả lời là có. Theo các khuyến cáo của chuyên gia y tế, viêm phế quản là bệnh liên quan đến hệ hô hấp nên có thể lây lan dễ dàng cho người khác giống như bệnh cảm cúm thông thường. Nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản là do virus hợp bào (RSV). Các loại virus, vi khuẩn này có thể sống ở môi trường bên ngoài cơ thể trong khoảng vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Vì vậy, bệnh có thể lây nhiễm thông qua các giọt bắn nước bọt, không khí có chứa mầm bệnh mà ai đó đã phát tán ra khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.

Viêm phế quản lây qua đường nào?

Con đường lây nhiễm bệnh viêm phế quản bao gồm:

con-duong-lay-lan-viem-phe-quan.jpgCác con đường lây bệnh của viêm phế quản

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản là rất cao. Các virus lúc này sẽ được lây truyền qua dịch tiết khi ho, hắt hơi, bắt tay hoặc hít vào khi nói chuyện.
  • Lây gián tiếp qua đồ vật của người bệnh: Các đồ dùng cá nhân của người bệnh như chén, bát, khăn mặt đều có thể tồn tại vi khuẩn. Do vậy, nếu người khoẻ mạnh vô tình chạm tay vào rồi đưa lên mắt, miệng, mũi thì cũng có khả năng sẽ bị nhiễm virus gây bệnh.

Đến đây chắc hẳn mọi người cũng đã tự có câu trả lời cho thắc mắc viêm phế quản lây không. Vậy khi lây nhiễm thì bao lâu bệnh khởi phát, đừng vội bỏ qua, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay ở phần tiếp theo nhé.

>>>Đọc thêm: Trẻ ho nhiều không dứt

Các giai đoạn ủ bệnh viêm phế quản khi bị lây nhiễm

Khi bị nhiễm viêm phế quản, người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh viêm phế quản là khoảng thời gian từ khi người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phế quản thường là từ 1 đến 3 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 7 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, virus hoặc vi khuẩn gây viêm phế quản sẽ xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu nhân lên. Lúc này, người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện như hắt hơi liên tục, sổ mũi, đau họng, người đau mỏi, có thể sốt nhẹ. Ở giai đoạn này, bệnh rất dễ lây nhiễm sang cho người khác.
  • Giai đoạn viêm phế quản cấp: Khi ở thể cấp tính, các triệu chứng điển hình gồm ho nhiều. Cổ họng tiết ra nhiều đờm nhầy có màu trắng đục hoặc màu vàng, xanh, thậm còn xuất hiện ho ra máu kèm triệu chứng đau tức phần xương ngực khi ở thể nặng.
  • Giai đoạn phục hồi: Sau 7 - 10 ngày, nếu được điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản như thế nào?

Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp rất dễ lây lan thậm chí có thể tạo thành vùng dịch nếu không kiểm soát  và phòng ngừa tốt. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cụ thể cho từng đối tượng:

Đối với trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Có thể thấy rằng, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phế quản hơn so với người lớn. Để phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ em, cha mẹ cần chú ý:

cho-tre-tiem-phong-day-du.jpgTiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản tốt nhất ở trẻ

  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả vắc-xin cúm và viêm phổi.
  • Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên với xà phòng và nước.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh.
  • Môi trường sống của trẻ phải luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.

Đối với người cao tuổi

Người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị viêm phế quản hơn người trẻ. Để phòng ngừa viêm phế quản cho người cao tuổi, cần chú ý:

  • Không nên để người cao tuổi tiếp xúc với người bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng, mỗi lần ít nhất 20 giây.
  • Tránh đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Tránh tiếp xúc với các vật dụng mà người bệnh đã sử dụng.

Đối với người bị bệnh mạn tính

Những người bị bệnh nền như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ bị lây viêm phế quản. Để phòng ngừa viêm phế quản cho người bị bệnh mạn tính, ngoài việc vệ sinh tay sạch sẽ và không tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh nhân cần thực hiện đúng phác đồ điều trị và chỉ định của bác sĩ.

Bằng các cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bệnh viêm phế quản.

Với những thông tin trong bài viết trên của Heviho hy vọng sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời cho thắc mắc viêm phế quản có lây không hay viêm phế quản mãn tính có lây không. Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng cảnh báo viêm phế quản, bạn đọc cần đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và khám chữa kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.   

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...