Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy ho ra máu là bị gì và ho ra máu có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây.

Ho ra máu là bệnh gì?

Ho ra máu là tình trạng ho hoặc khạc ra máu từ đường hô hấp (phổi và cổ họng). Thông thường, trước khi cơn ho ra máu ập đến, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nóng ran, khó thở, ngực bị đè nặng… Tiếp đó là cảm thấy ngứa cổ và có vị tanh ở miệng. Hiện tượng này có thể xảy ra do người bệnh ho quá nhiều và mạnh, làm các mạch máu nhỏ bị vỡ ra dẫn tới xuất huyết. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một vài nguyên nhân ho ra máu phổ biến có thể kể đến như:

Bệnh lao phổi

Ho ra máu là một trong những triệu chứng cơ bản của bệnh lao phổi. Khi mắc phải lao phổi, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ho có đờm không rõ nguyên nhân trong khoảng 2 tuần. Ngoài ra còn kèm theo sốt nhẹ về chiều tối và có khả năng lây nhiễm cao, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

benh-lao-phoi.jpgHo ra máu - dấu hiệu cơ bản của bệnh lao phổi

Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho ra máu cũng là triệu chứng chung của các bệnh lý như viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, u nấm phổi… Lúc này đường hô hấp của người bệnh bị viêm nhiễm nghiêm trọng, khó lưu thông máu làm tắc nghẽn ở vùng viêm.

>>> Đọc thêm: Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao

Tình trạng giãn phế quản

Giãn phế quản cũng là một trong các nguyên nhân gây ho ra máu. Tình trạng này xảy ra khi các ống phế quản bị giãn rộng và mỏng đi, khiến chúng dễ bị tổn thương và chảy máu. Ho ra máu do giãn phế quản có thể xảy ra đột ngột hoặc tái phát nhiều lần. Lượng máu ho ra có thể ít hoặc nhiều và có thể là máu tươi hoặc máu cục máu đông.

benh-gian-phe-quan.jpgGiãn phế quản - nguyên nhân dẫn đến ho ra máu

Ung thư phổi

Ho ra máu là một triệu chứng phổ biến của ung thư phổi. Theo thống kê, khoảng 20% những người bị ung thư phổi bị ho ra máu. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người hay hút thuốc lá.

Bệnh lý tim mạch

Ho ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, hẹp van tim…

Bị ho ra máu có nguy hiểm không? 

Để giải đáp cho câu hỏi bị ho ra máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lượng máu ho ra, tần suất ho, màu sắc máu và các triệu chứng đi kèm khi ho. Thông thường, tình trạng ho ra máu có tính ồ ạt, có thể gây mất máu nghiêm trọng dẫn đến trụy tuần hoàn. Bệnh thường diễn biến nhanh gây nguy hiểm cho sức khoẻ nếu không được điều trị kịp thời.

ho-ra-mau-co-nguy-hiem-khong.jpgTình trạng ho ra máu có nguy hiểm hay không?

Nhìn chung, bệnh ho ra máu là một triệu chứng viêm đường hô hấp cần được chẩn đoán và tìm ra phác đồ điều trị kịp thời. Nếu bạn bị ho ra máu, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn ngay nhé.

Những triệu chứng và dấu hiệu ho ra máu

Ho thường khởi phát đột ngột hoặc do tái phát theo chu kỳ do tác động của nhiều tác nhân như lạnh, nhiễm chất dị ứng… Khi ho sẽ xuất hiện ra máu tươi hoặc máu cục máu đông, kèm theo bọt, đờm và lượng máu ho ra cũng có thể khác nhau, từ nhỏ giọt đến ồ ạt. Nếu lượng máu ho ra nhiều có thể gây cảm giác nghẹt thở.

Màu sắc của máu cũng có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí chảy máu. Máu tươi thường là dấu hiệu của chảy máu từ đường hô hấp dưới, trong khi máu cục máu đông hoặc máu đen thường là dấu hiệu của chảy máu từ đường tiêu hóa.

Chẩn đoán bệnh ho ra máu bằng phương pháp nào?

Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử bệnh nền (nếu có) của người bệnh. Đồng thời, kết hợp thực hiện một số thủ thuật, xét nghiệm như chụp x quang ngực, chụp CT cắt lớp vi tính, làm xét nghiệm máu toàn bộ, nội soi phế quản… Từ đó, đưa ra câu trả lời chính xác ho ra máu nguyên nhân do đâu hay ho ra máu bị gì?

Các cách điều trị ho ra máu hiện nay

Đối với người ho ra máu, việc điều trị nhằm mục đích cầm máu và giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Một số cách chữa trị bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu là các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu, giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân. Thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho ra máu. Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị đó là:

su-dung-thuoc-dieu-tri-ho-ra-mau.jpgSử dụng các loại thuốc Tây y giúp điều trị ho ra máu

  • Nhóm thuốc giảm ho gồm Terpin Codein, Neo Codion…
  • Hợp chất muối Adrenochrome khi bị xuất huyết, giúp tăng sức đề kháng cho thành mạch.
  • Truyền tiểu cầu khi số lượng và chất lượng tiểu cầu bị thiếu hụt.
  • Bổ sung vitamin K cho người bệnh bị suy gan hoặc thiếu hụt vitamin K.
  • Thuốc chống đông máu giúp ngăn chặn sự hình thành của cục máu đông.

Liều lượng và cách dùng thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị ho 3 tháng đầu

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa là một phương pháp điều trị ho ra máu được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả hoặc không thể áp dụng. Can thiệp ngoại khoa có thể được sử dụng để cầm máu hoặc loại bỏ khối u gây chảy máu.

Một số phương pháp can thiệp ngoại khoa khi điều trị ho ra máu phổ biến bao gồm:

  • Nút tắc động mạch phế quản: Phương pháp này sử dụng một dụng cụ nhỏ để đưa vào động mạch phế quản, nơi chảy máu đang xảy ra. Dụng cụ này sẽ được sử dụng để nút tắc động mạch, ngăn chặn dòng máu chảy đến khu vực chảy máu.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ khối u gây chảy máu. Khối u có thể là khối u lành tính hoặc u ác tính.
  • Phẫu thuật cấp cứu: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp chảy máu do tổn thương phổi nghiêm trọng. Phẫu thuật cắt bỏ phổi sẽ loại bỏ phần phổi bị tổn thương.

Lựa chọn phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị ho ra máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho ra máu, vị trí chảy máu và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Những lưu ý quan trọng khi điều trị ho ra máu

Để cải thiện và giúp người bệnh phòng ngừa bệnh ho ra máu gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Ngừng hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm độc hại.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như ớt, bia, rượu…
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh stress kéo dài.
  • Thường xuyên duy trì tập luyện thể dục thể thao.
  • Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan để có được hiệu quả tốt nhất.

Có thể nói, ho ra máu là một tình trạng không nên chủ quan. Do đó, nếu xuất hiện hiện tượng này kèm theo các triệu chứng bất thường, người bệnh nên thực hiện thăm khám và chẩn đoán bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất. Trên đây là một số thông tin về ho ra máu mà Heviho muốn cung cấp cho các bạn, mong rằng chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc các bạn sức khỏe!

Cập nhật lúc: 26/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...