Nghiên cứu khoa học

Ho có đờm trắng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào?

Ho có đờm trắng là triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, phản ánh tình trạng viêm nhiễm chưa tới mức nghiêm trọng. Nhưng không được quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý đường hô hấp. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tình trạng trên nhé. Ho có đờm trắng phản ánh tình trạng viêm nhiễm Ho có đờm trắng do nguyên nhân nào gây ra? Ho có đờm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy dịch nhầy bị ứ đọng ra ngoài. Tùy vào nguyên nhân hoặc mức độ bệnh lý mà màu sắc và độ đặc loãng của đờm sẽ khác nhau. So với đờm màu xanh hay vàng, ho có đờm trắng phổ biến hơn nhiều, đó có thể là ho có đờm trắng đục hoặc trong.  Đồng thời đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng hô hấp như viêm phổi, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nguyên nhân có thể là do virus hoặc mầm bệnh khác. Khi hệ miễn dịch phát hiện ra các virus xâm nhập, hoạt động kháng viêm của cơ thể sẽ tiết ra dịch viêm và các sản phẩm bài tiết để bảo vệ cơ thể. Lúc đầu dịch tiết ra không nhiều, tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ bị ứ đọng và tạo ra loại dịch nhầy màu trắng trong rồi gây tắc đường hô hấp. Khí quản và phế quản có thể bị tắc nghẽn, không được thông thoáng, từ đó phát sinh các cơn ho. Những nguyên nhân thường gặp khi bị ho có đờm trắng cụ thể như: Viêm phế quản Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi gây sưng và làm tăng tình trạng ho có đờm trắng đục. Viêm phế quản có thể do nhiễm virus hoặc do tiếp xúc với chất ô nhiễm, chẳng hạn như khói thuốc lá. Ngoài ra khi bị viêm phế quản, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: Sốt Cảm giác khó chịu ở ngực Đau họng dai dẳng >>> Xem thêm:  Cách trị đau họng rát cổ tại nhà Viêm phế quản thường tự khỏi khi được nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp giảm các triệu chứng cũng là một biện pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng. Viêm phế quản gây nên tình trạng ho có đờm trắng Nhiễm trùng đường hô hấp do virus Ho có đờm trắng là dấu hiệu nhận biết đầu tiên trước cả đau đầu và sổ mũi khi đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác. Loại nhiễm trùng này thường ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, bao gồm phổi, cổ họng và xoang. Cúm và COVID-19 là những bệnh điển hình về virus gây ra loại nhiễm trùng này. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Hắt hơi và sổ mũi Sốt Đau đầu Mệt mỏi Không giống như các bệnh do vi khuẩn gây ra, nhiễm trùng đường hô hấp do virus không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, tình trạng này được điều trị tập trung vào việc giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Vì vậy người bệnh nên nghỉ ngơi tốt, uống nhiều nước hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để phun sương. Ngoài ra sử dụng thuốc xịt mũi bằng nước muối có thể giúp làm loãng chất nhầy và làm sạch dễ dàng hơn. Viên ngậm thuốc ho cũng có thể giúp làm dịu triệu chứng ho có đờm trắng đục. Ho có đờm trắng là dấu hiệu cảnh báo của nhiễm trùng hô hấp do virus Hen suyễn Khi bị hen suyễn, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy và các mô bị sưng nhiều, viêm có thể làm chậm khả năng lưu thông qua đường hô hấp. Điều này dẫn tới bệnh nhân thường ho ra đờm trắng đục và kéo dài thành từng cơn. Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn bao gồm: Thở khò khè Hụt hơi Cảm giác không có đủ không khí để thở Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh viêm đường hô hấp thường gặp phải ở những người nghiện hút thuốc lá hay thường xuyên phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, các hóa chất độc hại gây ra những tổn hại nghiêm trọng tới mô phổi.  Khi đó phổi sẽ tăng tiết dịch kèm theo nhiều tế bào miễn dịch khác để bảo vệ mô phổi. Tình trạng này sẽ xuất hiện ho có đờm trắng và bọt gây vướng víu khó chịu ở cuống họng. COPD gây tình trạng ho có đờm trắng và bọt lâu ngày Do dị ứng  Đờm có thể không phải là dấu hiệu của bệnh, mà là phản ứng nhất thời khi gặp phải các kích ứng từ môi trường. Đặc biệt ở những người có tiền sử dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng, cơ địa nhạy cảm sẽ tăng tiết dịch nhầy hơn khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa hoặc không khí lạnh. Khi tiếp xúc với các tác nhân trên, bởi vì niêm mạc mũi khá nhạy cảm nên dịch ở đường hô hấp phải tăng lên để tống dị nguyên ra ngoài. Người bị dị ứng thường ho có đờm trắng trong và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Thường xuyên hút thuốc Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân trực tiếp gây tăng dịch tiết đến phổi và ho có đờm trắng. Những người hút thuốc lá trong thời gian dài có nguy cơ bị viêm màng nhầy, thường bị khó chịu với dịch đờm trong mũi và cổ họng.  Cách giúp giảm ho ra đờm trắng mà không dùng thuốc Để giảm tình trạng ho ra đờm trắng, hiện nay đa số người bệnh đều lựa chọn những phương pháp đơn giản, nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng long đờm. Hình thức này sẽ cải thiện được triệu chứng ho ra đờm trắng đục nhưng không dùng để điều trị dứt điểm khi nguyên nhân là do nhiễm khuẩn đường hô hấp. >>> Có thể bạn quan tâm: Khô cổ họng là bệnh gì? Mật ong Mật ong có độ nhớt cao, khi uống nó sẽ bao phủ niêm mạc cổ họng, làm giảm đau rát và ho có đờm. Mật ong cũng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người bệnh nên dùng mật ong nguyên chất nhưng cũng có thể thêm trà ấm vào để làm tăng tác dụng làm dịu cổ họng hơn. Mật ong là phương pháp hiệu quả giúp giảm ho có đờm trắng Gừng Gừng có đặc tính ấm, vị cay nóng, có tác dụng chữa bệnh cảm lạnh, viêm họng, đồng thời giúp làm ấm phổi và đồng thời cải thiện tình trạng tắc nghẽn ở mũi. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng làm tiêu đờm, kháng khuẩn, chống viêm và có đặc tính kháng virus, vi khuẩn tự nhiên. Đây cũng là nguyên liệu giúp tăng cường hệ đề kháng để chủ động chống lại bệnh tật. Vì gừng có vị cay nên kích thích tiết nước bọt hơn để cải thiện tình trạng khô miệng và đau cổ họng. Để tăng thêm công dụng giảm ho có đờm trắng, nên thêm gừng và mật ong vào trà để uống. Siro Heviho Hiện nay đông đảo mọi người đều lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới gan thận, dạ dày. Siro Heviho với thành phần 100% thảo dược tự nhiên đem tới hiệu quả vượt trội với 4 tác dụng đồng thời là: kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ho và long đờm rất tốt, đặc biệt là có tính an toàn cao. Ngoài ra còn giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tái phát sau này.  Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng long đờm đau họng Súc miệng bằng nước muối sinh lý Nước muối có tính thẩm thấu vì làm thay đổi hướng chuyển động của chất lỏng, đồng thời làm dịu cơn ngứa cổ họng và giảm chất nhầy tích tụ trong phổi và đường mũi. Nước muối còn giúp giảm sưng và kích ứng nữa.  Sử dụng tinh dầu Dùng tinh dầu khuynh diệp không những giúp hết ho mà còn loại bỏ được tình trạng ho ra đờm trắng. Hai hợp chất quan trọng có trong tinh dầu là eucalyptol và cineole được sử dụng để giảm tắc nghẽn ở vùng ngực. Ngoài ra, tinh dầu còn có thể giúp giảm viêm, giảm đau và giảm căng cơ. Ho có đờm trắng là triệu chứng mà hầu hết người bệnh có thể kiểm soát bằng những phương pháp tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên vì đây cũng là dấu hiệu của viêm phổi, hen suyễn hay là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên không được chủ quan. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng và điều trị hiệu quả, kịp thời.  

Kẽm gluconat - Tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm ho

Kẽm Gluconat hay Zinc Gluconate là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể con người. Nếu cơ thể thiếu chúng sẽ gây ra tác động xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, Zinc Gluconate còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm ho hiệu quả. Kẽm Gluconat – Tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm ho Kẽm gluconat là gì? Kẽm Gluconat là một trong những khoáng chất quan trọng, dù chỉ chiếm 1 phần nhỏ nhưng lại quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Do cơ thể không tự sản sinh và không thể dự trữ kẽm nên khoáng chất này cần được nạp vào hàng ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng thực phẩm bổ sung. Kẽm Gluconat Kẽm gluconat có tác dụng gì? Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng thiết yếu. Theo các chuyên gia, chúng hoạt động như chất chống oxy hóa tham gia vào nhiều quá trình sinh học của cơ thể chẳng hạn như: Tăng cường hệ miễn dịch Kẽm Gluconat giúp kích thích tế bào miễn dịch tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và chống nhiễm trùng. Từ đó giúp cơ thể sản sinh nhiều kháng thể hơn, giúp các vết thương nhanh lành và bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Việc bổ sung kẽm đầy đủ còn giúp giảm 41% nguy cơ viêm phổi, giảm tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm phổi Khi cơ thể thiếu kẽm, các chức năng của tế bào miễn dịch sẽ bị suy giảm và dẫn tới hiện tượng hoạt hóa đại thực bào, thực bào bị suy giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.  >>> Xem thêm: Ho có đờm trắng Tăng cường sức khỏe não bộ Dù não chỉ tiêu thụ khoảng 1.5% tổng lượng kẽm của cơ thể, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ. Nó giúp ổn định hoạt động tế bào thần kinh, cải thiện hoạt động của chất dẫn truyền trong não,giúp trí não khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, lo âu và giúp não bộ xử lý thông tin nhanh nhạy hơn.  Chống viêm, giảm ho Dù có một vài thử nghiệm ngẫu nhiên có hệ thống gợi ý rằng kẽm có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng bị ho. Cụ thể, trong tổng quan hệ thống phân tích từ 8 thử nghiệm có 934 người tham gia trong đó có 536 trẻ em và 371 người lớn, kẽm gluconat đã làm giảm thời gian biểu hiện triệu chứng tới 1.65 ngày.  Zinc Gluconate – Chống viêm, giảm ho Tác dụng của kẽm còn thay đổi tùy vào công thức của kẽm và liều của ion kẽm cùng sự kết hợp với những dược liệu khác. Giúp xương khớp khỏe mạnh Kẽm có tác dụng nâng cao sức khỏe hệ xương khớp và giúp quá trình hình thành, phát triển khung xương diễn ra thuận lợi hơn.  Mặt khác, nó còn giúp cơ bắp săn chắc, mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, đối với người thường xuyên vận động và luyện tập thể thao, kẽm giúp cơ bắp phục hồi nhanh sau khi luyện tập. Do vậy, việc bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết sẽ giúp cơ thể luôn cảm thấy khỏe mạnh, hồi sức nhanh.  Hỗ trợ trị mụn Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bị mụn trứng cá thường có nồng độ kẽm trong máu và da thấp hơn so với những người không bị mụn trứng cá. Do vậy, việc bổ sung kẽm là vô cùng cần thiết để có làn da khỏe, mịn màng bởi kẽm giúp giảm tiết dầu trên da mặt và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, làm lành vết mụn nhanh chóng. Ngoài ra, kẽm gluconat cũng có thể hỗ trợ chữa các bệnh như gàu, vảy nến, bỏng, bệnh eczema,… Bảo vệ mắt Zinc Gluconate – Tăng cường bảo vệ sức khỏe niêm mạc Nếu vitamin A có tác dụng tăng cường sức khỏe niêm mạc, giác mạc và chống lại các bệnh nhiễm trùng mắt thì công dụng của kẽm gluconat là nguyên tố quan trọng đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu cơ thể không có đủ lượng kẽm thì việc hấp thụ vitamin A sẽ khó khăn hơn, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người già. Lưu ý khi sử dụng kẽm gluconat Việc bổ sung kẽm cho cơ thể tốt nhất vẫn nên thực hiện từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, cần tăng cường sử dụng các thực phẩm tự nhiên chứa kẽm như thịt, các loại hạt, đậu, sữa, hải sản,…. Nếu cần bổ sung kẽm gluconate cho cơ thể bạn cần nắm rõ:  Lưu ý khi sử dụng Zinc Gluconate Không tự ý bổ sung thuốc kẽm gluconat, kể cả khi bạn đang bị viêm đường hô hấp, khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm  phù hợp với liều dùng, cách dùng và thời gian dùng để tránh gặp phải nguy cơ sức khỏe xấu. Đặc biệt là những đối tượng trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, người bị dị ứng với kẽm và phụ nữ mang thai và mẹ sau sinh cho con bú sữa mẹ.  Rất nhiều loại thuốc kẽm, nếu trẻ nhỏ cần bổ sung thuốc kẽm zinc gluconate, nên chọn loại dễ uống, dễ hấp thu là siro và cốm pha.  Trong quá trình sử dụng kẽm, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng như khó thở, tiêu chảy, nổi mề đay, ngứa, phát ban, nuốt khó,… Kéo dài hơn 3 ngày cần uống nhiều nước lọc, ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ càng tốt. Khi bổ sung kẽm cần chú ý đến các loại thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác hoặc kém hấp thu thuốc.  Heviho – Công thức đột phá giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm từ  Kẽm gluconat Kẽm là nhân tố không thể thiếu nếu muốn nâng cao sức đề kháng, đặc biệt khi được kết hợp cùng với các dược liệu khác như  S3 – ELEBOSIN, Cao Cát Cánh, Cao Mạch Môn, Xuyên Bối Mẫu nó còn có tác dụng giảm ho, chống viêm, tăng cường sức đề kháng và giảm triệu chứng viêm đường hô hấp hiệu quả.  Heviho – Công thức đột phá giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm từ Kẽm gluconat Tất cả các thành phần này đã có trong bộ đôi Heviho gồm Siro Heviho và viên uống Heviho – Thành tựu của nền Y học Việt Nam nói chung và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ nói riêng. Hàm lượng kẽm Gluconat có trong siro Heviho là 55mg/ 100ml và viên uống Heviho là 55mg. Theo khuyến cáo của chuyên gia, liều lượng sử dụng Heviho như sau: Siro Heviho: Trẻ từ 6 tháng – dưới 2 tuổi: Sử dụng ngày 2 lần và mỗi lần 7ml. Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Ngày 2 lần và mỗi lần uống 10ml. Trẻ >10 tuổi và người lớn: Nên sử dụng ngày 2 lần và mỗi lần 15ml. Viên uống Heviho: Liều thường: Uống 4 viên/ ngày, mỗi lần 2 viên, sau bữa ăn sáng và tối. Liều duy trì: Uống 2 viên/ ngày và mỗi lần 1 viên, sau bữa ăn sáng và tối. Lưu ý, nên dùng liên tục từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Kẽm Gluconat có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, giảm viêm. Đặc biệt, việc kết hợp thêm hợp chất này trong Heviho giúp tăng cường điều trị viêm đường hô hấp cấp và mạn tính cho hàng triệu bệnh nhân Việt.  Ngoài ra, để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng viêm đường hô hấp của mình, hãy gọi đến Tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé! >>> Có thể bạn quan tâm:  Cách trị đau họng rát cổ tại nhà

Xuyên bối mẫu - Vị thuốc cổ truyền hỗ trợ trị ho dai dẳng

Xuyên bối mẫu là một vị dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với hàm lượng alkaloid cao, bối mẫu giúp long đờm, giảm ho… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bối mẫu và những tác dụng của bối mẫu đối với sức khỏe con người. Xuyên bối mẫu là gì? Xuyên bối mẫu là gì? Xuyên bối mẫu hay còn gọi là Cam túc bối mẫu, Ám tử bối mẫu, Thoa sa bối mẫu,… và có tên khoa học là Fritillaria cirrhosa D. Don. (họ Liliaceae).  Cây bối mẫu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và hiện chưa phát hiện loài cây này mọc tự nhiên ở Việt Nam. Vì vậy, dược liệu bối mẫu dùng trong các bài thuốc hiện nay đều được nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài. Xuyên bối mẫu Đặc điểm thực vật:  Thổ bối mẫu là cây sống lâu năm cao từ 40 – 60cm, lá mọc vòng 3 – 6 lá, đầu lá cuộn lại; Vào tháng 3 – 4 cây ra hoa, hoa mọc ra từ kẽ lá, có hình chuông dài từ 3.5 – 5cm, đầu chúc xuống đất. Hoa bên ngoài có màu vàng lục nhạt, bên trong có màu xanh lục nhạt và chân hoa màu tím. Bộ phận dùng làm thuốc: Là hạt bối mẫu, có hình cầu dẹt hoặc gần hình cầu viên chùy – Loại sản xuất ở huyện Tòng Xuyên có hình dạng như hình tròn, bồng còn, trơn bóng sạch sẽ, là vị thuốc tương đối tốt nên được gọi là Chân trâu Bối mẫu.  >>> Xem thêm: Mạch môn Thu hái và sơ chế:  Thu hái và sơ chế Xuyên bối mẫu Thu hoạch củ vào tháng 8 – 10, sau đó đem rửa sạch và phơi khô trong bóng râm. Đối với bối mẫu loại dùng không cần sắc: Xuyên bối mẫu đã bỏ đi phần vỏ, sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột hoặc tẩm với nước gừng rồi rang cho đến khi vàng rồi tán bột. Khi sử dụng, hòa bột vào với thang thuốc đã sắc.  Đối với bối mẫu dùng khô: Bỏ đi phần lõi của bối mẫu, đem rang với gạo nếp đến khi chuyển sang màu vàng thì sàng bỏ phần gạo, thu lấy bối mẫu và bảo quản dùng dần. Hoặc sau khi bỏ đi phần lõi có thể đem sao với nước gừng rồi dùng dần. Bảo quản: Bảo quản tại nơi khô ráo, trong thùng đựng có lót vôi để không bị mối mọt. Xuyên bối mẫu có tác dụng gì với sức khỏe? Xuyên bối mẫu là vị thuốc chủ đạo trong nhiều bài thuốc trị ho nổi tiếng của Đông Y. Vị thuốc có thể được dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các dược liệu khác để tăng tác dụng trị bệnh. Trị ho, long đờm, chống viêm Xuyên bối mẫu hỗ trợ trị ho, long đờm và chống viêm hiệu quả Theo nghiên cứu, thành phần của xuyên bối mẫu có chứa nhiều  alkaloid (imperialine, chuanbeinone, verticinone và verticine),…. Đây đều là những thành phần có tác dụng trị ho, long đờm và chống viêm. Đồng thời, ngăn chặn chất trung gian gây viêm trong các đại thực bào RAW264.7 bị kích thích bởi lipopolysaccharid (LPS). Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp Một nghiên cứu khác về đặc tính chống viêm của alkaloid trong bối mẫu đã cung cấp bằng chứng khoa học về tác dụng trị viêm đường hô hấp của vị dược liệu này. Nghiên cứu cho thấy, isosteroid alkaloid imperialin có trong bối mẫu có tác dụng cải thiện chức năng phổi cùng tình trạng của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu của Lin và cộng sự năm 2006, đã phát hiện sinpeinine A và imperaline kháng chọn lọc thụ thể muscarinic M2, 3-beta-acetyl imperialine kháng chọn lọc thụ thể muscarinic M3. Điều này cho thấy hợp chất alkaloid này của bối mẫu có tác dụng rất tốt trong điều trị hen suyễn.  Hỗ trợ điều trị lao phổi Thúc đẩy khám phát phát triển các loại thuốc chống lao phổi nhờ xuyên bối mẫu Trong y học cổ truyền Trung Quốc, xuyên bối mẫu có vai trò quan trọng trong việc điều trị lao, thúc đẩy việc khám phá phát triển các loại thuốc chống lao mới. Đồng thời, ngăn chặn thể lao tiềm ẩn tiến triển thành thể hoạt động. Hỗ trợ điều trị ung thư phổi Các nghiên cứu in vitro và in vivo về hoạt tính chống khối u của xuyên bối mẫu, cho thấy các alkaloid trong vị dược liệu này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Bối mẫu giúp điều trị và tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư phổi lâm sàng. Vì vậy, vị dược liệu này cũng đang được sử dụng rộng rãi một phương pháp điều trị bổ trợ trong hóa trị ung thư phổi với hiệu quả điều trị có thể lên tới 70 – 95%. Bài thuốc từ xuyên bối mẫu trị ho hiệu quả Trong các sách y học cổ truyền có ghi chép rất nhiều bài thuốc sử dụng Xuyên bối mẫu ở dạng đơn lẻ hoặc phối hợp cùng các dược liệu khác là cách chữa ho mạn tính hiệu quả.  Bài thuốc trị ho đờm Bài thuốc trị ho đờm từ xuyên bối mẫu và mật ong Cách thực hiện: Chuẩn bị: 4g bột xuyên bối mẫu với 2 – 3 muỗng cafe mật ong. Cho bột xuyên bối mẫu với mật ong trộn đều trong chén, rồi để vào nồi cơm hấp chín. Sau đó, dùng uống hàng ngày để trừ đờm, trị ho hiệu quả.  Bài thuốc trị ho lâu ngày Cách thực hiện: Chuẩn bị: 10g Xuyên bối mẫu, 10g Mạch môn đông, 6g hạnh nhân, 10g Tử xuyên, 6g trần bì, 4g Cam Thảo. Sắc tất cả các nguyên liệu trên để lấy nước uống 3 lần mỗi ngày. Bài thuốc trị ho nhiệt và ho mùa hè Lê là loại quả có khả năng thanh nhiệt, ra mồ hôi và nhuận phổi trị ho. Vì thế, sự kết hợp giữa lê với xuyên bối mẫu có tác dụng rất tốt trong việc trị ho nhiệt và ho mùa hè. Bài thuốc trị ho nhiệt và ho mùa hè từ xuyên bối mẫu Cách thực hiện: Chuẩn bị: 4g xuyên bối mẫu, 1 quả lê, đường phèn. Hấp cách thủy tất cả các nguyên liệu trên, sau đó dùng 2 lần mỗi ngày để giảm ho khan, giảm đờm, miệng khô và táo bón do phổi bị nhiệt gây ra. >>> Có thể bạn quan tâm: Cát cánh Bài thuốc trị ho có đờm cho phụ nữ có thai Cách thực hiện: Xuyên bối mẫu sao vàng rồi tán nhỏ, luyện với đường phèn thành viên thuốc bằng hạt ngô.  Sau đó, uống 5 – 10 viên mỗi ngày để thực hiện trị ho có đờm, ho dai dẳng cho phụ nữ có thai. Bài thuốc trị ho cho trẻ em Đây là bài thuốc dùng cho trẻ em viêm khí phế quản ho dài ngày, đêm ho nhiều đờm hơn ban ngày, ho thành cơn mệt mỏi. Bài thuốc trị ho cho trẻ em từ hạnh nhân và xuyên bối mẫu Cách thực hiện: Lấy 6g xuyên bối mẫu, 3g hạnh nhân và đem giã vụn từng loại rồi nấu với trong khoảng 40 phút. Sau đó, lọc lấy nước và bảo bã, uống khi nguội và chia thành 2 lần trong ngày. Lưu ý khi sử dụng xuyên bối mẫu? Theo các chuyên gia y học, không được sử dụng kết hợp cùng lúc hai vị thuốc là xuyên bối mẫu và ô đầu. Bởi chúng sẽ tương tác với nhau và tạo ra phản ứng bất lợi cho cơ thể. Bệnh nhân có đờm lạnh, loãng ướt (hư hàn) cũng được chống chỉ định sử dụng phương thuốc này. Lưu ý khi sử dụng xuyên bối mẫu Mặt khác, bối mẫu là loại dược liệu được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, hiếm có ở nước ta nên khi mua cần lưu ý về nguồn gốc, tránh sử dụng phải hàng giả gây ảnh hưởng tới sức khỏe.  Heviho – Sự kết hợp của Xuyên bối mẫu cùng nhiều loại dược liệu hỗ trợ giảm ho, long đờm Heviho là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng ho, tăng long đờm, giảm tình trạng đau rát họng hoặc khàn tiếng do tình trạng ho kéo dài. Bộ đôi Heviho – Hỗ trợ giảm ho, long đờm hiệu quả Điểm đặc biệt của Heviho là sử dụng loại Xuyên bối mẫu có kích thước hàng đầu nên có hàm lượng hoạt chất cao. Ngoài ra, đây còn là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có chứa hoạt chất kháng viêm thảo dược S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành – hoạt chất độc quyền thuộc viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Vì vậy, Heviho có thể sử dụng rất tốt cho các trường hợp đờm nhiều, ho, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm VA, viêm họng cấp và mạn tính. Mặt khác, Heviho còn được bào chế dưới dạng viên uống và siro để dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhờ vậy có thể giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng cơ thể và giảm nguy cơ tái phát bệnh.  Có thể nói, Xuyên bối mẫu chính là vị thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị ho dai dẳng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, việc sử dụng vị thuốc này trong Heviho chính là bước tiến mới trong việc hỗ trợ điều trị Viêm đường hô hấp cấp và mạn tính cho hàng triệu bệnh nhân Việt Nam. Để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng Viêm đường hô hấp của mình, hãy gọi về Tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé  

Mạch môn - Vị thuốc nhuận phế, dịu ho hiệu quả

Mạch môn là cây thân thảo với phần rễ củ có nhiều lợi ích với sức khỏe, thậm chí được cho là trị bệnh hiệu quả. Trong Y học Cổ truyền, củ mạch môn được sử dụng trong một số bài thuốc ho có đờm, ho ra máu, ho lâu ngày.  Mạch môn có tác dụng gì? Mạch môn là cây gì? Mạch môn là gì? – Mạch môn còn có tên gọi khác là mạch môn đông, tóc tiên, cỏ lan, có tên khoa học là Convallaria japonica Linnaeus thuộc họ Tóc tiên Ruscaceae.  Đặc điểm cây mạch môn: Là loại cây thân thảo cao từ 10 – 40cm, thường có màu xanh và sống lâu năm. Lá thẳng có màu xanh đục và bề mặt dài khoảng 20 – 40cm, hẹp chỉ từ 1 – 4mm, mọc từ gốc vươn lên. Cuống lá mạch môn có bẹ và mép lá răng cưa, rễ cây dạng chùm Hoa mọc thành từng cành trên thân cây dài từ 5 – 10cm và màu sắc của hoa biến đổi từ trắng đến tím nhạt. Quả mạch môn cho quả mọng, màu xanh lam với đường kính chỉ từ 5 – 6mm, trong mỗi quả lại có chứa từ 1 – 2 hat. Mạch môn tên khoa học là Convallaria japonica Linnaeus Phân bố: Loại cây này có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng hiện nay nó được trồng để làm cảnh hoặc dược liệu ở nhiều nơi. Ở nước ta, loại cây này cũng là dược liệu tự mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng thuộc phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Bắc Giang,… >>> Có thể bạn quan tâm: Cát cánh Thu hái và bào chế: Phần củ mạch môn (phát triển từ rễ mạch môn) là bộ phận thường được sử dụng. Loại củ này to bằng đầu đũa, có 2 đầu dẹt, thân mập tròn, mềm, vỏ màu trắng vàng và thịt ngọt. Từ tháng 9 – 12, người ta sẽ thu hái phần củ mạch môn từ những cây đã sống được 2 năm tuổi. Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành sơ chế: Thu hái và bào chế mạch môn Cắt bỏ toàn bộ rễ con và rửa sạch đất cát; Củ nhỏ để nguyên còn củ lớn thì chẻ đôi; Sau đó phơi khô, sấy nhẹ hoặc có thể dùng tươi đều được. Mạch môn cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ và đặc biệt là tránh nơi ẩm thấp. Củ không mốc, không bị teo là tốt, còn những củ cứng và có vị đắng thì không nên sử dụng.  Mạch môn có tác dụng gì với sức khỏe? Theo nghiên cứu mới nhất, các thành phần chính của mạch môn như homoisoflavonoid, saponin steroid và polysaccarid thể hiện các dược lý khác nhau. Cụ thể: Chống ho, điều hòa miễn dịch, chống vi trùng Vị thuốc mạch môn có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Vì vậy, trong Đông y mạch môn được sử dụng để cơ thể an thần, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và ích tinh – tân dịch.  Nhờ những công dụng trên, mạch môn có khả năng điều trị các chứng bệnh viêm đường hô hấp như ho ra máu, ho có đờm hay táo bón và khô miệng.  Công dụng mạch môn trong hỗ trợ ho khan, ho đờm, ho dai dẳng Bảo vệ tim mạch Dùng mạch môn đông đường uống mang lại hiệu quả bảo vệ tim mạch đáng kể, chống lại những thiệt hại do isoproterenol gây ra. Thông qua việc tăng cường chất chống oxy hóa nội sinh. Cụ thể: Giảm đáng kể độ cao của đoạn ST; Suy giảm nồng độ enzyme đánh dấu cơ tim; Tăng đáng kể huyết thanh và hoạt động enzyme chống oxy hóa cơ tim; Bảo vệ tim mạch đối với những chấn thương tái tươi máu do thiếu máu cục bộ.  Bài thuốc sử dụng dược liệu mạch môn  Mạch môn là vị thuốc được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chẳng hạn như: Bài thuốc Đông y từ mạch môn Bài thuốc chữa ho dai dẳng, khó thở: Củ mạch môn 16g kết hợp với 4g cam thảo, gạo nếp sao vàng, đảng sâm, đại táo, và 8g bán hạ. Sau đó, sắc với 600ml nước, cô đọng còn 200ml thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày.  Bài thuốc chữa ho khan, đau họng, ho đờm: 5g mạch môn, tang diệp 12g sắc uống cùng 4g mỗi vị mè đen, cam thảo, tỳ bà diệp và 3g mỗi vị hạnh nhân, a giao. Chữa chảy máu răng: Sắc vị thuốc mạch môn nguyên chất với nước uống theo chỉ dẫn bác sĩ. Trị suy tim, đổ mồ hôi, hạ huyết áp: 16g mạch môn, 8g nhân sâm và 6g ngũ vi từ, sắc uống. Trị táo bón: 20g mỗi vị mạch môn và sinh địa, sau đó sắc uống cùng 12g huyền sâm; >>> Xem thêm: Cây Xạ Can Lưu ý khi sử dụng thuốc từ mạch môn Khi sử dụng mạch môn và các bài thuốc có chứa dược liệu mạch môn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau: Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ mạch môn Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nếu có nhu cầu dùng các bài thuốc từ củ mạch môn để chữa bệnh; Không dùng thuốc vị mạch môn khi đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn; Không nên dùng mạch môn làm dược liệu nếu bị nhiệt phế và vị; Kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình đã được bác sĩ kê đơn vì những bài thuốc từ mạch môn nói riêng hoặc Y học cổ truyền nói chung thường có tác dụng chậm; Vị thuốc mạch môn có thể không phát huy hiệu quả hoặc xuất hiện tác dụng phụ, tùy vào cơ địa của bệnh nhân. Nếu phát hiện triệu chứng lạ, cần tạm ngưng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ.  Heviho – Sản phẩm giảm đau rát họng, giảm ho từ Mạch Môn Hiện nay, Mạch Môn được sử dụng để bào chế thành sản phẩm hỗ trợ giảm đau rát họng, giảm ho và tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp và mãn tính, ho khan, viêm thanh quản,… So với thuốc Tây y thì loại dược liệu này đảm bảo an toàn hơn, tương đối lành tính và không gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Trong số sản phẩm giảm đau rát họng, giảm ho, long đờm tiêu biểu trên thị trường thì Heviho đang được ưa chuộng hơn cả. Heviho – Hỗ trợ giảm đau rát họng, giảm ho và long đờm Hàm lượng Mạch Môn trong siro Heviho là 8g, và viên uống Heviho (850mg) là 75 mg. Ngoài loại thảo dược này thì Heviho còn kết hợp thêm một số loại dược liệu khác như xạ can, cát cánh, bối mẫu, kẽm gluconat,… hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ho, giảm long đờm cho người bệnh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, bạn nên uống đúng liều lượng theo liệu trình. Khi cơn ho đã có dấu hiệu giảm thì người bệnh có thể giảm liều lượng. Lưu ý nên sử dụng viên uống từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả.   Mạch môn được ví như “thần dược” có tác dụng trong việc nhuận phế, giảm đau rát họng. Vì vậy, loại thảo dược này là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc, trong đó có Heviho. Vì vậy, nếu các bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

99% chưa hiểu rõ về Cát Cánh và tầm quan trọng của chúng

Cát cánh nổi tiếng là dược liệu có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị viêm họng và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về loại cây này. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ về Cát cánh cũng như công dụng, cách dùng đúng của chúng. Cát cánh là dược liệu vô cùng tốt đối với sức khỏe con người Tổng quan về Cát Cánh Khi tìm hiểu về Cát cánh, chắc hẳn ai cũng thắc mắc “Cát cánh là gì?”, “Cát cánh có tác dụng gì?”, “Cây cát cánh trồng ở đâu?”, “Cát cánh có dùng được cho bà bầu không?”,… Trên thực tế, Cát cánh (tên khoa học là Platycodon grandiflorum) hay còn được biết đến với những tên gọi khác như: mộc tiện, kết canh, bạch dược, phù hổ, cánh thảo,... Đây là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Châu Á, phân bổ chủ yếu ở vùng núi/cánh đồng tại Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc. Cát cánh cao từ 40 – 100cm, rễ dày, chảy nhựa trắng khi thân cây bị cắt. Lá cát cánh dài từ 5 – 12cm, mọc đối xứng nhau, không có cuống nhưng có răng cưa to ở mép lá. Hoa cát cánh màu xanh lam, nở từ tháng 5 – 8, hình chuông và mép có 5 thùy nổi rõ gân. Rễ cát cánh tương tự củ nạc, có màu vàng nhạt và thường được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Hình ảnh cây Cát Cánh trị ho Theo bài viết “The Pharmacological Effects and Health Benefits of Platycodon grandiflorus – A Medicine Food Homology Species” trên trang NIH cho biết: “Cánh cánh là vị thuốc chứa nhiều thành phần hóa học có lợi như: flavonoid, saponin triterpenoid, axit phenolic, polyacetylene và sterol”.  Chưa hết, dựa trên nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc vào đầu thế kỷ XX, cát cánh được công nhận là dược liệu chứa rất nhiều calci, sắt, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất.  >>> Xem thêm: Cây Xạ Can Nhờ đó, khi được bào chế/sử dụng để chữa bệnh, cát cánh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà tiêu biểu nhất phải kể đến 6 tác dụng sau: Tác dụng của Cát Cánh Cải thiện hoạt động hệ hô hấp Theo Đỗ Tất Lợi – nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, hoạt chất Saponin trong Cát cánh có tác dụng tăng kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày; từ đó gia tăng phân tiết chất nhầy đường hô hấp, giúp đờm loãng và dễ tống xuất ra ngoài. Cát cánh dược liệu trị ho, trừ đờm Giảm đau, phá huyết Không chỉ có công dụng trị ho, long đờm, Saponin trong Cát cánh còn có tác dụng phá huyết ứ rất cao. Nhờ đó, luồng chảy của huyết quản, mạch máu và các dịch chất trong cơ thể được cải thiện đáng kể; giúp tăng lưu thông máu, giảm đau/sưng và tăng cường chức năng của các cơ quan và mô. Tuy nhiên, Cát cánh không được tiêm vào mạch do có tính phá huyết mạnh mẽ (cao cấp 2 lần so với Saponin trong Viễn chí), khả năng lan truyền cực nhanh,… Vì thế, quá trình tiêm Cát cánh vào mạch có thể khiến người bệnh gặp rủi ro và gây khó khăn trong việc kiểm soát liều lượng. Ức chế khối u phát triển Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Apoptosis trong Cát cánh có tác dụng ức chế sự tăng sinh của A549 (ở phổi), SK-VO-3 (ở buồng trứng), XF-498 (khối u ác tính ở hệ thống thần kinh trung ương) và các dòng tế bào ung thư HCT-15 (ở đại tràng). Ngoài ra, Polysacarit trong Cát cánh có khả năng ức chế đáng kể sự phát triển khối u tại cổ tử cung U14. Do đó, nhiều nhà khoa học đã suy đoán rằng, Polysacarit nói riêng hay Cát cánh khô nói chung có thể chống lại khối u bằng sự thúc đẩy quá trình Apoptosis của các tế bào khối u và sự điều chỉnh của các gen liên quan. Cát cánh có khả năng ức chế sự sự phát triển của khối u trong cơ thể Chống oxy hóa Khi vào cơ thể, saponin trong Cát cánh có tác dụng tăng đáng kể hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, giảm nồng độ các gốc tự do. Vì thế, Cát cánh là một dược liệu rất tốt trong việc chống oxy hóa, đặc biệt là những người bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính do hút thuốc trong thời gian dài. Ngoài ra, Cát cánh còn có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan do các tổn thương khi dung nạp quá nhiều rượu/bia/thuốc lá, ngăn chặn các tác động của rượu thông qua trung gian CYP2E1 và loại bỏ các gốc tự do trong gan. Chống viêm và kháng nấm Dựa trên nghiên cứu của Jang và cộng sự về tác dụng chống viêm của Saponin trong Cát cánh cho thấy: “Cát cánh có khả năng ức chế đáng kể việc sản xuất quá mức các NO, PGE2 – yếu tố gây viêm và Cytokine (bao gồm interleukin-1 β và TNF-α) mà không gây ra tác dụng phụ nào”. Hơn nữa, họ cũng chứng minh được rằng: “Saponin của Cát cánh có công dụng giảm sự bám dính của nấm Candida albicans với các tế bào biểu mô niêm mạc miệng”. Cát cánh có công dụng chống viêm, kháng nấm hiệu quả Hạ đường huyết Trong Y học hiện đại, chiết xuất cồn của Cát cánh có khả năng làm giảm đường huyết, hạ đường huyết nhờ insulin ngoại sinh mà không kích thích tiết insulin hay tăng độ nhạy insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh các hoạt động dược lý trên, Cát cánh còn có tác dụng trong việc chống béo phì, điều hòa hệ miễn dịch, chống mệt mỏi và nhiều hoạt động sinh học khác. Các bài thuốc nổi tiếng chữa bệnh bằng Cát Cánh Cát cánh có vị cay tính ôn (theo Bản Kinh), vị đắng không độc và tính bình (theo Dược Tính Bản Thảo), vị cay tính ấm (theo Trung Dược học). Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà Cát cánh có thể được pha chế dưới dạng bột uống hoặc thuốc nước sắc. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng Cát cánh trong điều trị bệnh mà bạn có thể quan tâm: Các bài thuốc sử dụng Cát cánh nổi tiếng Bài thuốc trị họng đau/sưng: Đen tán 4g cam thảo, 8g cát cánh thành bột rồi sắc nước uống. Bài thuốc trị ho có đờm: Sắc ½ chén đồng tiện với 60g bột cát cánh, uống sau ăn 30 phút. Bài thuốc trị huyết ứ do ngã lâu ngày: Dùng 12g cát cánh khô tán bột uống với nước cơm thay nước lọc. Bài thuốc trị đau răng, lợi loét: Dùng một chút bột cát cánh trộn đều với nhục táo, vo thành viên to bằng hạt bồ kết. Sau đó, người bệnh chỉ cần lấy bông bọc viên thuốc lại rồi ngậm với nước kinh giới đến khi khỏi. Bài thuốc trị ho có đờm dẻo đặc do nhiệt: Sử dụng 12g tỳ bà diệp, 4g cam thảo, 8g cát cánh, 12g tang diệp. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống liên tục trong 2 – 4 ngày hoặc sử dụng đến khi khỏi. >>> Có thể bạn quan tâm: Sâm đại hành 7 Lưu ý quan trọng khi sử dụng Cát Cánh Mặc dù là loại dược liệu phổ biến trong Đông y, được sử dụng để hỗ trợ điều trị ho, long đờm, đau đầu, viêm khí quản và nhiều triệu chứng khác. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt cần tránh sử dụng các bài thuốc có chứa Cát cánh. Dưới đây là 7 trường hợp cụ thể: Ho lâu ngày kèm máu Phế và thận bị huyết ứ lâu ngày kèm đờm đen, mệt mỏi,… Dị ứng Viêm đại tràng Tiêu chảy Người bị suyễn Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú Ngoài ra, mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên uống tối đa 12g Cát cánh, không nên tùy ý tăng, giảm hoặc ngưng sử dụng Cát cánh khi chưa có chỉ định từ các y bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Heviho – Bộ đôi giảm ho, đau rát họng, long đờm từ Cát Cánh Với sự phát triển của ngành dược, các thương hiệu đã cho ra mắt thị trường rất nhiều sản phẩm chứa Cát cánh với công thức, giá cả khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Trong đó, nổi bật và được nhiều người công nhận có tác dụng nhanh chóng nhất phải kể đến Heviho – thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng kháng viêm, giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp và mãn tính đến từ Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh. Heviho – Giải pháp giảm ho, long đờm từ Cát cánh và nhiều loại thảo dược tự nhiên Heviho (bao gồm viên uống Heviho và siro Heviho) là sản phẩm được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên: xạ can, cát cánh, bối mẫu, cam thảo,… đã được kiểm duyệt và cấp phép lưu hành trên thị trường theo số 951/2019/ĐKSP và 9402/2019/ĐKSP. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Heviho khi gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp mà không lo bị tác dụng phụ. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng cũng như điểm bán Heviho chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 1800 1208 hoặc tham khảo các bài viết liên quan bằng cách truy cập trang web https://heviho.vn/. Ngoài ra, hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích! Chúng tôi luôn mong muốn cung cấp thông tin chất lượng cũng như sẵn sàng hỗ trợ bạn sớm nhất có thể.

Cây Xạ Can và 6+ tác dụng tuyệt vời ít người biết

Cây Xạ Can là một loại dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc Đông y. Xạ Can có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh như: ghẻ lở, ho, sốt rét,… Để biết cụ thể hơn về Xạ Can và công dụng của chúng, bạn có thể tham khảo bài viết ngay sau đây! Xạ Can là loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người Tổng quan về cây xạ can Cây Xạ Can là gì? Cây Xạ Can (tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem) hay còn được gọi là cây rẻ quạt, ô phiến, biển trúc, thảo khương,… là một loại dược liệu quý dạng cây thảo, thân rễ mọc bò và sống dai. Cụ thể: Lá Xạ Can dài từ 20 – 40cm, rộng từ 15 – 20mm, hình mác dài, mọc thẳng đứng xen kẽ 2 hàng và có thể cao đến 1m. Hoa Xạ Can màu vàng cam điểm đốm tím, mọc theo cụm (thường 3 nhị 1 cụm), có cuống. Quả Xạ Can có hình trứng 3 van màu xanh đen, chiều dài từ 23 – 25cm. Mọi bộ phận trên cây Xạ Can (rẻ quạt) đều được sử dụng để chữa bệnh Xạ Can dễ sinh trưởng nên có thể bắt gặp ở mọi nơi. Tuy nhiên, đa phần loại cây này tập trung nhiều ở các nước châu Á như: Ấn Độ, Lào, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc,… Ở Việt Nam, cây Xạ Can mọc hoang và được trồng làm cảnh ở các tỉnh thành như: Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội,… >>> Xem thêm: Sâm đại hành Theo Y học cổ truyền, thân và rễ của cây Xạ Can thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh do chứa một số thành phần như: Irigenin, Polysaccharide, Tectoridin, Irisflorentin, Noririsflorentin, Iristectoriginin A, Methylpyrrolidone,… Nhờ đó, việc sử dụng cây Xạ Can có rất nhiều công dụng khác nhau, dưới đây là một vài thông tin giúp bạn hiểu rõ cây Xạ Can có tác dụng gì. Công dụng của cây Xạ Can (Rẻ Quạt) Cải thiện nội tiết và tăng tuyến nước bọt Các nghiên cứu gần đây cho thấy: “Polysaccharide và acid hữu cơ trong cây Xạ Can có khả năng tăng cường chức năng tuyến giáp, cải thiện nội tiết và tăng tuyến nước bọt.” Trên thực tế, polysaccharide là một loại đường chuyên biệt (đường đa), được ghi nhận có tác dụng quý báu với sức khỏe con người. Khi vào cơ thể, chúng không có vị ngọt, không bị phân giải hay tiêu hóa trong cơ thể người. Vì thế, lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột như nhiều loại đường khác.  Một số loại Polysaccharide có tính chất tương tự hormone estrogen: có khả năng cân bằng nội tiết tố estrogen ở nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Polysaccharide trong Xạ Can có khả năng cải thiện và cân bằng nội tiết hiệu quả Bên cạnh đó, acid hữu cơ trong Xạ Can cũng có tác dụng tích cực tối với nội tiết và tuyến nước bọt. Bởi, acid hữu cơ là một loại chất tự nhiên, có khả năng chống viêm và chống oxy hóa cao; giúp cân bằng estrogen, giảm các triệu chứng đau nhức cũng như phục hồi chức năng tuyến nước bọt. Giải nhiệt Trong cây Xạ Can, các hợp chất flavonoid và terpenoid được chứng minh có tính năng giải nhiệt và làm dịu cơn đau tức thì.  Theo đó, flavonoid là hợp chất có tính chống oxy hóa và kháng viêm, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và dược liệu, bao gồm cây Xạ Can. Những loại flavonoid có tên kaempferol và quercetin trong Xạ Can được công nhận có tác dụng giảm các triệu chứng viêm và giải nhiệt nhanh chóng. Hơn nữa, theo một số nguồn tin, terpenoid là một hợp chất tự nhiên, có tác dụng giảm đau và giải nhiệt. Ngoài ra, terpenoid – thành phần chính trong tinh dầu của cây còn có tác dụng giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm xúc. >>> Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm ra máu  Kháng viêm, kháng virus Nghiên cứu “Anti-inflammatory and antiviral properties of Houttuynia cordata, Polygonum cuspidatum, and Sambucus williamsii extracts and their major compounds.” trên NIH cho thấy: Flavonoid từ cây Xạ Can có tính kháng viêm, kháng virus, có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của ho và viêm đường hô hấp. Ngoài ra, nước sắc Xạ Can còn có tác dụng ức chế khuẩn bạch cầu, khuẩn thương hàn, khuẩn bạch hầu,… Flavonoid từ cây Xạ Can có tính kháng viêm, kháng virus hiệu quả Hỗ trợ điều trị ung thư Theo các nhà khoa học, Polysaccharide có tính kháng viêm, kháng ung thư bởi chúng có khả năng kích thích hệ miễn dịch; giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại bệnh liên quan đến viêm và nhiễm trùng.  Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, polysaccharide còn có tác dụng thúc đẩy quá trình chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì thế, trong Y học cổ truyền, cây Xạ Can là loại dược liệu quan trọng, thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc điều trị ung thư. Bảo vệ gan Tectorigenin trong Xạ Can được biết đến nhiều với công dụng ức chế biểu hiện của iNOS, IL-1β, COX-2, PGE2; giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan (nhất là khi tổn thương do rượu), bảo vệ thành mạch, hạ mỡ máu, hạ đường huyết,… Khử đờm, giảm ho Khử đờm và giảm ho là 2 công dụng chính của Xạ Can. Nguyên nhân là bởi, các flavonoid và terpenoid có tính chống oxy hóa cao trong Xạ Can có khả năng loại trừ các gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm tổn thương tế bào, giảm viêm đường hô hấp, giảm ho và giảm đờm hiệu quả. Đặc biệt, một số hợp chất trong Xạ Can còn có tính chống co thắt, tăng sự giãn nở các đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích khi cơ thể bạn đang mệt mỏi, khó thở hoặc ho có đờm. Xạ Can có tác dụng khử đờm, giảm ho ở cả trẻ em lẫn người lớn Ngoài ra, cây Xạ Can còn có một số tác dụng khác ít ai biết như: trị viêm đường tiết niệu, điều trị đau bụng kinh, giảm đau nhức, trị hen suyễn,… Do đó, trong Y học cổ truyền, Xạ Can thường được sử dụng trong các bài thuốc liên quan đến hô hấp và một số bệnh lý khác. Chi tiết đã được trình bày trong phần nội dung dưới đây, mời bạn theo dõi! 3 Bài thuốc nổi tiếng sử dụng Xạ Can Bài thuốc 1: Cây Xạ Can chữa viêm họng hạt Chuẩn bị: 9g xạ can, 16g kinh giới, 12g huyền sâm, 8g bạc hà, 12g sinh địa, 8g cỏ nhọ nồi, 8g tang bạch bì. Cách thực hiện: Đun sôi xạ can cùng các loại thuốc khoảng 30 phút, sau đó chắt nước, uống hết trong ngày. Lưu ý, mỗi ngày dùng 1 thang, dùng liên tục cho đến khi thấy các triệu chứng viêm họng hạt đã thuyên giảm (thường từ 2 – 3 tháng). Bài thuốc 2: Xạ Can khô trị ghẻ lở Chuẩn bị: 80g xạ can khô, 80g thăng ma Cách thực hiện: Trước tiên, bạn cần đem các nguyên liệu nấu với 3 chén nước. Kế đó, chia hỗn hợp thành 2 phần riêng biệt nước và bã. Phần nước để uống, phần bã để đắp lên vết thương khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước mát. Lưu ý, bài thuốc trên có hiệu quả tối thiểu từ 3 tháng, vì thế người dùng cần kiên trì sử dụng để thấy được kết quả rõ rệt. Bài thuốc sử dụng Xạ Can trong quá trình điều trị bệnh ghẻ lở Bài thuốc 3: Củ Xạ Can trị ho có khí, trong cổ họng có nước Chuẩn bị: 13 củ xạ can, 120g ma hoàng, 120g sinh khương, 90g khoản đông hoa, 7 quả táo đại, 90g tế tân, 90g tử uyển, 500ml ngũ vị tử và 1 lượng bán hạ vừa đủ. Cách thực hiện: Đầu tiên, đun sôi ma hoàng với 2 lít nước rồi vớt bọt trắng ra. Sau đó, bạn cần cho tất cả vị thuốc còn lại vào tiếp tục đun sôi rồi chia làm 3 lần, uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Kiên trì sử dụng bài thuốc trên từ 1 – 2 tháng, bạn sẽ thấy tình trạng ho có khí, trong cổ họng có nước được cải thiện đáng kể. Trên đây là 3 bài thuốc nổi tiếng sử dụng Xạ Can để chữa bệnh. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài thuốc sử dụng Xạ Can khác đang được lưu truyền trong dân gian, có tác dụng khá tốt trong việc điều trị những loại bệnh mà chúng ta thường gặp phải. Tuy nhiên, việc sử dụng Xạ Can trong điều trị cần phải được thực hiện theo sự hướng dẫn/chỉ định của chuyên gia y tế, tuyệt đối không được tự ý sử dụng; tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Xạ Can Mặc dù Xạ Can có nhiều tác dụng tốt và được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả nhanh chóng và an toàn nhất khi sử dụng, người bệnh cần chú ý những điều sau: Không nên sử dụng Xạ Can trong thời gian dài, những người có thể trạng yếu, phụ nữ có thai hoặc đang bị tiêu chảy. Kết hợp Xạ Can dược liệu với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học Trong quá trình sử dụng những bài thuốc từ cây Xạ Can (rẻ quạt), nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần ngưng sử dụng và tìm đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời. Đặc biệt, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc với liều lượng lớn, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Hoặc, để hạn chế tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ cây xạ can với liều lượng phù hợp như Heviho. Heviho – Giải pháp giảm ho, viêm họng từ cây Xạ Can Bộ đôi Heviho bao gồm Siro Heviho và viên uống Heviho là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược quý (trong đó có Xạ Can), giúp giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp hiệu quả. Heviho – Giải pháp giảm ho, viêm họng an toàn, hiệu quả Hiện nay, bộ đôi Heviho đang được phân phối chính thức bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Thái Minh, do Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Vì vậy, bạn có thể tìm mua Heviho tại các nhà thuốc uy tín. Để tiết kiệm thời gian, hãy click vào Điểm bán Heviho để tra cứu thông tin nhà thuốc gần bạn nhất có bán sản phẩm. Hoặc liên hệ đến 1800 1208 để được các dược sĩ của Thái Minh tư vấn chi tiết về sản phẩm và tình trạng bệnh! Lưu ý: Heviho không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Khi sử dụng Heviho cho trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai, người bệnh cần tham khảo ý kiến một cách cẩn thận!  

Loading...