Trẻ ho có đờm không sốt có nguy hiểm không? Làm sao để chữa trị?

Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh thường gặp có thể cảnh báo dấu hiệu liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt với nhiều trường hợp ho tiếp diễn nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh hãy theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé!

Ho có đờm không sốt có thể cảnh báo bệnh hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe 
Ho có đờm không sốt có thể cảnh báo bệnh hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Nguyên nhân trẻ ho có đờm nhưng không sốt

Trẻ em hệ miễn dịch yếu do đó rất dễ mắc phải những bệnh có liên quan đến đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ho, sốt……Và nếu thấy bé có biểu hiện ho có đờm nhưng không sốt thì có thể bé đang mắc một số bệnh sau:  

Bệnh viêm phế quản cấp 

Viêm phế quản cấp gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ. Bệnh do virus hợp bào tấn công gây viêm đường hô hấp dưới, lúc này cơ thể sẽ tiết ra lượng chất nhầy đọng trong phổi. Từ đó trẻ có biểu hiện ho có đờm, khó thở, thở khò khè. Những ngày đầu khi phát bệnh trẻ sẽ không bị sốt và cũng không có triệu chứng nào quá nghiêm trọng cho tới khi bệnh virus phát triển làm bệnh trở nặng. 

Bị cảm lạnh 

Cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm không sốt. Khi bị bệnh bé sẽ hơi sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa.

Chảy dịch mũi 

Hiểu đơn giản thì chảy dịch mũi là khi dịch nhầy trong mũi chảy ngược vào cổ họng gây ho nhưng không sốt. Với triệu chứng gần giống với cảm lạnh nên nhiều mẹ đã nhầm lẫn 2 bệnh với nhau, tuy nhiên xét về nguyên nhân gây bệnh thì hoàn toàn không giống bởi chảy dịch mũi là do thời tiết hanh khô, dị ứng hoặc thiếu độ ẩm, khi này cơ thể sẽ phải sản xuất ra nhiều chất nhờn hơn để đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Chảy dịch mũi là một trong nguyên nhân gây ho có đờm nhưng không sốt ở trẻ em 
Chảy dịch mũi là một trong nguyên nhân gây ho có đờm nhưng không sốt ở trẻ em

Viêm thanh quản 

Thời tiết trở lạnh chính là lúc bệnh viêm thanh quản phát triển mạnh nhất đặc biệt là với trẻ em. Virus gây bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp làm cho ống khí quản bị hẹp lại và cổ họng sưng to từ đó việc thở trở nên khó khăn hơn, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn vào ban đêm. 

Đối tượng dễ gặp bệnh nhất là với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi kèm theo biểu hiện ho khan, không sốt, ho có đờm, không chảy mũi. 

Viêm họng cấp 

Trẻ ho có đờm không sốt rất có thể cảnh bảo của viêm họng cấp. Niêm mạc họng bị sưng do virus cúm hoặc sởi gây viêm họng. Thông thường triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện đột ngột kèm theo đó là cảm giác đau rát họng, ho có đờm, sổ mũi….Trong vài ngày đầu khi tái bệnh bé sẽ không bị sốt nhưng khi triệu chứng nặng hơn có thể gây sốt cao lên tới 40 độ. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà

Do dị ứng 

Môi trường sống không sạch sẽ, ô nhiễm không khí, bụi bẩn nhiều hoặc các sống chung với tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa…..Với trường hợp này ho chính là biểu hiện thông thường của cơ thể để tống bụi bẩn này ra khỏi mũi và cổ họng.

Dị ứng môi trường, lông động vật, phấn hoa….. cũng là tác nhân gây ho ở trẻ
Dị ứng môi trường, lông động vật, phấn hoa….. cũng là tác nhân gây ho ở trẻ

Trẻ bị hen suyễn 

Hen suyễn không chỉ gây ho có đờm không sốt ở trẻ mà còn đe dọa đến tính mạng cũng như sức khỏe của bé. Bệnh kèm theo những cơn ho khan kéo dài, nôn mửa, trẻ tức ngực, thở khò khè. Nếu thấy con có biểu hiện khó thở cần được can thiệp chữa trị kịp thời trước khi biến chứng xấu nhất xảy ra. 

Trẻ bị viêm xoang 

Trẻ ho có đờm nhưng không sốt có thể triệu chứng của bệnh viêm xoang. Là thể bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi trải qua đợt nhiễm trùng cấp tính, nếu phương pháp chữa bệnh không phù hợp có thể làm bệnh nặng hơn và chuyển sang thể mạn tính.  

Bệnh sẽ làm vùng xoang mũi bị nghẹn tắc, lúc này dịch không thoát được ra bên ngoài mà chảy ngược lại vào họng gây ứ tắc. Đây cũng là nguyên nhân khiến họng bị kích ứng gây ho nhiều, ho có thể có đờm, không sốt và gặp nhiều vào ban đêm cùng với đó cơn đau ở trán, má, họng. 

Trẻ ho có đờm không sốt có nguy hiểm? 

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có thể khỏi sau 2 – 3 ngày điều trị nếu sức đề kháng của bé tốt. Tuy nhiên, nếu thể trạng của bé yếu thì bệnh phát triển rất nhanh nhưng chưa có khẳng định bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Do đó, ngay khi thấy cơ thể bé có biểu hiện khác thường hãy đưa con đến bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. 

Lưu ý: Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc không kê đơn tại nhà nhất là khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Bởi việc tự ý uống thuốc có thể làm tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn còn với trẻ trên 3 tuổi bên cạnh việc dùng thuốc thì phụ huynh có thể áp dụng bài thuốc dân gian tại nhà nếu trẻ ho có đờm không sốt. 

Tùy vào nguyên nhân ho có đờm không sốt có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc không
Tùy vào nguyên nhân ho có đờm không sốt có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc không

Phương pháp điều trị khi trẻ bị ho có đờm hiệu quả 

Chữa ho có đờm nhưng không sốt ở trẻ bằng thuốc tây y 

Về cơ bản khi trẻ bị ho có đờm ba mẹ nên chăm sóc cho bé tại nhà trước khi tìm đến giải pháp hỗ trợ từ thuốc tây y. Trước khi muốn dùng thuốc trị ho cho bé cần phải tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bên cạnh đó để việc chữa viêm đường hô hấp đạt hiệu quả tốt nhất phụ huynh cần chú ý: 

  • Chỉ dùng thuốc phù hợp với lứa tuổi, tìm hiểu rõ nguyên nhân để chữa đúng bệnh. 
  • Không dùng thuốc ho người lớn cho trẻ em và ngược lại khi chưa có sự đồng ý từ chuyên gia. 
  • Không nên dùng thuốc trị ho chứa thành phần antihistamine hay dextromethorphan mà nên cho trẻ uống thuốc tiêu đờm trước rồi mới nên uống sản phẩm điều trị ho. 
  • Các loại thuốc có chứa dexchlorpheniramine, chlorpheniramine, alimemazine chỉ nên sử dụng cho trẻ bị ho kéo dài. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt tại nhà 

Dùng thuốc kết hợp với việc thay đổi thói quen cũng là cách hiệu quả để đẩy lùi chứng ho có đờm cho bé ngay tại nhà, cụ thể: 

  • Không nên để bé ăn quá nhiều, ăn quá no đặc biệt là trước giờ đi ngủ. Tốt nhất chỉ cho trẻ uống sữa, bú sữa trước khi đi ngủ 1 tiếng việc làm đơn giản này sẽ hạn chế nôn trớ và cơ thể kích thích cơ ho đờm khó chịu về đêm. 
  • Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ nhất là phần mũi họng, giữ gìn vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi của bé. Hạn chế để con tiếp xúc quá nhiều với khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng, vải vụn…..Bên cạnh đó với trẻ lớn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng mỗi ngày, đặc biệt là bé đang bị sổ mũi từ đó tránh việc chất nhầy chảy ngược vào họng. 
  • Giữ ấm cơ thể trẻ nhất là vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết trong năm. Giữ ấm cổ chân, bàn chân cũng là cách để ngăn ngừa ho rất hiệu quả. Còn với ngày hè nóng bức không nên để nhiệt độ phòng bé ngủ quá thấp, tránh để điều hòa hoặc quạt gió thổi thẳng vào mặt, mũi, họng trẻ. 
  • Ăn uống đầy đủ chất, uống nước ấm sẽ giúp cổ họng loãng đờm cùng với đó nó cũng là cách để bảo vệ cổ họng luôn được khỏe mạnh.  
  • Bố mẹ nên cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt và nhuận tràng. 
Thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống đầy đủ chất để cải thiện bệnh tại nhà
Thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống đầy đủ chất để cải thiện bệnh tại nhà

Mẹo chữa ho có đờm cho trẻ theo dân gian 

Nếu lo ngại việc dùng thuốc tây gây tác dụng phụ không mong muốn cho bé thì mẹ có thể tham khảo và áp dụng mẹo dân gian chữa ho cho trẻ ho có đờm không sốt tại nhà dưới đây: 

Quất chưng đường phèn 

Chuẩn bị 2 – 3 quả tắc rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng, bỏ hạt cho thêm đường phèn rồi hấp cách thủy 15 – 20 phút. Bỏ bã lọc lấy nước rồi cho bé uống, tốt nhất nên uống ngày 3 lần mỗi lần uống 1 thìa. 

Chanh đào hấp cách thủy

Giống với tắc chưng đường phèn thì bạn hoàn toàn có thể thay thế tắc bằng chanh đào. Chuẩn bị khoảng 1 – 2 quả chanh đào cắt thành lát mỏng, bỏ thêm đường phèn rồi chưng hỗn hợp trong vòng 10 – 15 phút. Bài thuốc dân gian nên cho bé uống ngày 2 lần mỗi lần 1 thìa cafe. 

Lá hẹ chưng đường phèn 

Chuẩn bị lá hẹ vừa đủ rửa sạch cắt thành khúc nhỏ rồi hấp cách thủy với đường phèn hoặc thay thế bằng mật ong đem hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Hỗn hợp nước thu được cho bé uống áp dụng 2 lần/ngày mỗi lần uống từ 2 – 3 thìa. 

Uống nước lê chữa ho tại nhà 

Lê chín gọt bỏ vỏ rồi cắt thành nhiều miếng nhỏ, nấu nhừ phần thịt lê vừa chuẩn bị rồi lọc bỏ bã. Tiếp theo thêm vào nước lọc và đường phèn (lấy theo tỉ lệ vừa đủ với hỗn hợp nước lê thu được) rồi đun lửa nhỏ cho tới khi sôi thì tắt bếp. 

Lưu ý: Có thể cho trẻ uống 3 – 4 lần/ngày mỗi lần uống 2 – 3 thìa. 

Nước lê thức uống hỗ trợ cải thiện ho có đờm cho trẻ an toàn, hiệu quả 
Nước lê thức uống hỗ trợ cải thiện ho có đờm cho trẻ an toàn, hiệu quả

Ngoài ra bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị ho chiết xuất từ thảo dược dành riêng cho bé như Heviho. Thành phần được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên Xuyên Bối Mẫu, Cát Cánh, Xạ Can….hỗ trợ cải thiện viêm họng, ho, ho khan, ho có đờm, tái tạo niêm mạc họng, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Hơn nữa, sản phẩm còn chứa kẽm Gluconat đem tới hiệu quả tăng cường sức đề kháng tốt nhất cho bé trên 6 tháng tuổi. Vì thế mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Heviho cho trẻ ho có đờm không sốt tại nhà. 

Để hiểu hơn về công dụng sản phẩm cũng như liều lượng sử dụng bạn có thể liên hệ ngay tới 1800 1208 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết và cụ thể nhất. 

Trẻ bị ho có đờm khi nào cần đến bác sĩ? 

Bệnh ho có đờm kéo dài nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Đặc biệt khi ho nhầy sẽ làm họng, xoang mũi tích tụ chất nhầy làm quá trình hô hấp của con trở nên khó khăn hơn và gây nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt: 

  • Trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc bỏ bú 
  • Trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường.
  • Thở nhanh, thở gấp hoặc trẻ bị khó thở
  • Trẻ có thể sốt cao, đổ mồ hôi, co giật 
  • Ho ra đờm đặc, có mùi lạ, có màu sắc khác thường. 
  • Thấy bé ho đột ngột sau khi vui chơi hoặc ăn xong (nguyên nhân do dị vật đường thở gây nên).
  • Bé nôn mửa, quấy khóc

Nhìn chung trẻ ho có đờm không sốt có thể cảnh báo nguy hiểm hoặc không vì thế tốt nhất khi thấy triệu chứng bệnh của bé không thuyên giảm trong khoảng 2 – 3 ngày thì bố mẹ nên chủ động đưa bé đi khám. Lúc này bé sẽ được kiểm tra, thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. 

Trên đây là một số kiến thức về cách chữa ho có đờm cho bé tại nhà mà Heviho muốn cung cấp cho phụ huynh, mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc các bạn sức khỏe!

Cập nhật lúc: 17/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...