Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Cách xử lý ra sao?

Sốt viêm họng cấp là bệnh lý rất dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ và cần được theo dõi sát sao để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này khiến các bậc phụ huynh lo lắng và thắc mắc không biết trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì khỏi? Những thông tin dưới đây mà Heviho cùng cấp sẽ giúp giải đáp câu hỏi trên và hướng dẫn cha mẹ cách xử lý để trẻ nhanh hồi phục nhất.

Dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ

Khi bị viêm họng cấp ngoài phát sinh cơn sốt, trẻ sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng gây khó chịu khác, cụ thể là:

  • Cổ họng bị ngứa và đau rát.
  • Đầu đau, chóng mặt và hoa mắt.
  • Ngạt và sổ mũi.
  • Niêm mạc họng bị sưng đỏ.
  • Ho có đờm, buồn nôn và nôn ói.
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đi ngoài có phân lỏng…

dau-hieu-bi-viem-hong-cap.jpgCác dấu hiệu của viêm họng cấp ở trẻ

Đối với các trường hợp trẻ bị sốt viêm họng nhẹ, thân nhiệt sẽ cao hơn mức bình thường. Khi bệnh viêm họng được kiểm soát, triệu chứng sốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 

Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, viêm họng sẽ phát sinh ra các biến chứng nhiễm khuẩn. Lúc này trẻ sẽ bị sốt cao kèm theo các dấu hiệu tiết nhiều mồ hôi, cơ thể suy nhược, biếng ăn và quấy khóc…Vì vậy phụ huynh cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ để có có phương án điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc trị ho có đờm

Giải đáp: Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?

Sốt viêm họng ở trẻ kéo dài bao lâu? Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi có con nhỏ đang mắc phải bệnh lý này. Bệnh viêm họng cấp được hình thành có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Do đó, để giải đáp: viêm họng trẻ em sốt mấy ngày, chúng tôi sẽ phân tách thành hai loại như sau: 

benh-viem-hong-cap-o-tre-em.jpgViêm họng cấp do virus hoặc vi khuẩn gây ra

Trẻ bị viêm họng cấp do virus

Khi trẻ bị viêm họng cấp do virus gây ra thì sốt và các triệu chứng khác sẽ thuyên giảm trong vòng 3 - 5 ngày mà không cần uống thuốc hay điều trị y tế. Phần lớn các trường hợp sốt do virus, trẻ vẫn có thể chơi và học tập bình thường. Sau khoảng 1 tuần,  trẻ có thể khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng. 

Đặc biệt, nếu các bậc cha mẹ muốn con giảm sốt nhanh có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt không kê đơn. Ngoài ra có thể cân nhắc áp dụng các mẹo hạ sốt bằng dân gian nhé.

Trẻ bị viêm họng cấp do vi khuẩn

Trường hợp trẻ bị sốt viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiệt độ cơ thể lúc này từ 39 - 40 độ C. Cơn sốt sẽ không được hạ nếu không được điều trị bằng thuốc. Lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thường dùng trong 10 ngày. 

Trong vòng 24 giờ sau khi dùng kháng sinh, bé có thể cắt sốt và hạn chế khả năng lây bệnh cho mọi người. Đến ngày thứ 2, ngày thứ 3, các triệu chứng đi kèm sẽ được cải thiện dần và từ từ biến mất.

Đơn thuốc thường sẽ được chỉ định từ 3 - 5 ngày uống, cha mẹ nên cho bé uống đủ liệu trình thuốc ngay cả khi trẻ cảm thấy khá hơn để tránh tình trạng bị tái phát lại do vi khuẩn có hại chưa được tiêu diệt hết. Việc uống kháng sinh đủ liều sẽ giúp trẻ ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế gây ra các vấn đề sức khoẻ khác như bệnh ban đỏ, sốt thấp khớp, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm phế quản…

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Ở mức độ viêm nhiễm thông thường, trẻ em bị viêm họng cấp sốt kéo dài trong vòng 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển ở thể nặng hơn hoặc điều trị chưa đúng cách thì tình trạng viêm nhiễm sẽ kéo dài 7 - 10 ngày và có thể gây nguy hiểm cho bé, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Nếu trẻ bị viêm họng cấp sốt cao liên tục trong 2 - 3 ngày mặc dù đã dùng thuốc và chườm ấm vẫn không hạ, bé có thể bị co giật kèm theo ho nhiều, thở gấp, khó thở hoặc đôi khi bị co rút lồng ngực và nôn nhiều. Hơn nữa, với những trẻ sơ sinh từ 3 - 6 tháng tuổi chỉ cần sốt từ 38 độ C đã có thể khiến bé bị co giật. Vì vậy, khi bé bị viêm đường hô hấp và chuyển biến nặng, cha mẹ cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt tạm thời và đưa bé đi đến cơ sở y tế ngay để thăm khám.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt viêm họng cấp

Sử dụng thuốc hạ sốt

Sốt viêm họng ở trẻ bạn có thể dùng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Trước khi sử dụng, cha mẹ có thể sờ trán hoặc cổ con để biết chúng có sốt hay không. Tuy nhiên để biết chính xác nhất, bạn nên sử dụng nhiệt kế để đo. Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ như Acetaminophen hay Ibuprofen. 2 loại này có thể giảm đau và hạ sốt xuống 1 - 5 độ C. 

dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-viem-hong-cap.jpgSử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị viêm họng cấp

Tác dụng của thuốc như sau:

  • Acetaminophen với công dụng giảm nhiệt độ trong vòng 4 - 6 tiếng và không nên dùng quá 5 lần trong thời gian 24 giờ. Lưu ý: không nên dùng Acetaminophen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra sử dụng liều lượng Acetaminophen cần dựa trên cân nặng của trẻ.
  • Ibuprofen có công dụng trong khoảng 6 tiếng. Thuốc này khuyến cáo không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi và liều dùng cũng cần được tính trên cân nặng của trẻ.

Đặc biệt, không nên dùng kết hợp cả hai loại trên hoặc xen kẽ dùng. Vì điều này sẽ có thể làm tăng nguy cơ dùng sai liều hoặc quá liều.

Thuốc hạ sốt chỉ nên sử dụng khi cần thiết, không nên quá lạm dụng. Khi các triệu chứng viêm họng sốt đã được giải quyết bạn nên ngưng sử dụng.

Vệ sinh tai mũi họng

Bệnh viêm họng thường sẽ đi đôi thêm với các bệnh liên quan đến tai và mũi. Khi trẻ bị viêm họng cấp sẽ làm tăng tiết dịch mũi khiến bé thường xuyên bị ngạt, khó thở, tạo cảm giác khó chịu. Ngoài ra, các niêm mạc mũi tiết quá nhiều dịch nhầy sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau rát cổ họng trở nên nặng thêm.

Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ, nhờ đó giảm viêm, giảm tiết dịch. Đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình đào thải các chất dịch nhầy, loại bỏ nhanh các triệu chứng ngạt mũi và ngứa họng. 

Cách thực hiện như sau:

  • Với những trẻ có dịch mũi lỏng, bạn có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh họng và mũi của bé. Sau đó, dùng khăn bông mềm lau sạch cho trẻ.
  • Với những bé có dịch mũi quá đặc, bạn nhỏ từ 2 - 3 giọt nước sinh lý vào mỗi bên mũi. Tại đây, nước muối sẽ giúp trẻ sát khuẩn và làm loãng dịch nhầy. Sau đó, dùng dụng cụ hỗ trợ để hút dịch mũi ra ngoài. 

Lưu ý: Không dùng miệng để hút dịch mũi cho trẻ, bởi hành động này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm nặng hơn tình trạng bệnh của bé.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Viêm phế quản cấp

Dùng nước ấm làm mát cơ thể

Các bậc cha mẹ có thể sử dụng nước ấm để lau người cho trẻ khi bị sốt do viêm họng cấp. Điều này sẽ giúp kích thích và làm giãn nở các mạch máu, nhờ đó cơ thể của trẻ được làm mát, thúc đẩy quá trình hạ sốt diễn ra nhanh và an toàn. 

cach-ha-sot-cho-tre-bi-viem-hong-cap.jpgDùng nước ấm làm mát cơ thể cho trẻ

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm rồi giúp bé cởi hết quần áo trên người.
  • Dùng khăn bông mềm nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt cho khô rồi lau nhẹ nhàng lên những vị trí có nhiệt độ cao như hai nách, vùng cổ, háng và trán. Khi cảm thấy nước lạnh, bạn cần thay ngay một chậu nước ấm khác.
  • Bạn thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15 - 20 phút để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn. 
  • Sau khi lau nước ấm làm mát cơ thể trẻ, bạn cần cho trẻ mặc quần áo mỏng, khô thoáng và rộng rãi. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu tràm để thoa lên các vùng sau gáy, rốn và gan bàn chân cho trẻ sau khi tắm xong hoặc vào mỗi buổi tối trước khi ngủ để cải thiện sổ mũi, nghẹt mũi và giảm ho.

Điều trị chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày liền thì chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này ra sao? Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

che-do-dinh-duong-cho-tre-bi-viem-hong-cap.jpgĐiều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ bị viêm họng cấp

  • Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh hầm… vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hoá.
  • Các món ăn nên chế biến đơn giản, không dùng quá nhiều gia vị tránh gây kích ứng ở cổ họng.
  • Tăng cường cho trẻ ăn thêm hoa quả, rau củ xanh và các thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ.
  • Không ăn đồ cay nóng, hạn chế các món nhiều dầu mỡ, đặc biệt là những đồ chế biến sẵn.
  • Bổ sung nước cho cơ thể bé dưới nhiều dạng như nước khoáng, nước hoa quả, nước ép rau củ…
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn của bé thành nhiều lần để giúp trẻ dễ tiêu hoá.

Bài viết trên Heviho đã đưa tới các thông tin cơ bản để giải đáp vấn đề: “trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày”. Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt cao nhé.

Cập nhật lúc: 02/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...