Viêm phế quản cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Viêm phế quản cấp là gì? Nguyên nhân viêm phế quản cấp ra sao? Dấu hiệu viêm phế quản cấp như thế nào? Cách điều trị viêm phế quản cấp hiệu quả gồm những gì? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi trong đời sống hằng ngày. Bệnh viêm phế quản cấp thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đa số ai cũng đều bị một vài lần trong đời và có thể khỏi sau 1 - 2 tuần.

Nguyên nhân viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những trường hợp mà chúng tôi nếu ra ở dưới đây là thường gặp nhất.

nguyen-nhan-viem-phe-quan-cap.jpgCác nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm phế quản cấp tính

  • Do virus: Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế cấp có thể do các loại virus cúm gia cầm, dịch SARS, virus đại thực bào đường hô hấp hay một số chủng herpes virus...
  • Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân gây bệnh thứ hai mà ta có thể kể đến. Vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản cấp thường gặp là nhóm các vi khuẩn như Mycoplasma, Chlamydia và các vi khuẩn gây mủ.
  • Sức đề kháng kém: Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp mà khá nhiều người bệnh gặp phải. Sức đề kháng yếu có thể là hậu quả của thể cấp tính như cảm lạnh hoặc do một tình trạng bệnh mạn tính khác khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương. Nguyên nhân này thường gặp nhất ở người lớn, trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
  • Do trào ngược dạ dày: Một trong những nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm phế quản cấp có thể kể đến là trào ngược dạ dày. Các đợt ợ hơi, ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích thích cổ họng và từ đó gây ra bệnh viêm phế quản cấp.
  • Do khói thuốc: Thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản cấp. Chất nicotin trong khói thuốc có thể khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm và tổn thương nghiêm trọng. Theo thống kê cho thấy, người hút thuốc hoặc người sống với người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.
  • Do hóa chất: Hóa chất cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp đấy, bạn đã biết chưa? Bạn có thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn nếu như làm việc xung quanh những chất gây kích ứng phổi như vải dệt hay các loại hạt, tiếp xúc trực tiếp với hơi hóa chất (amoniac, clo...).
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột chính là nguyên nhân không thể không kể đến khi nhắc tới bệnh viêm phế quản cấp. Sự thay đổi của thời tiết sẽ dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp, từ đó dẫn đến các tình trạng như viêm hoặc sưng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản cấp

Triệu chứng của viêm phế quản cấp khá dễ nhận biết, bạn chỉ cần chú ý quan sát một chút là được. Tuy nhiên nếu bạn chủ quan không điều trị sớm thì có thể dẫn đến những biến chứng nặng khó lường. Ở giai đoạn đầu, người bệnh viêm phế quản cấp có thể xuất hiện những dấu hiệu như:

dau-hieu-viem-phe-quan-cap.jpgDấu hiệu điển hình của bệnh viêm phế quản cấp tính

  • Ho: Đây là một trong những triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất, người bệnh có thể viêm ở đâu ở trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống phổi. Theo các chuyên gia, tiếng ho có thể giúp nhận biết được người bệnh bị viêm ở phần nào của đường hô hấp. Ho khàn, ho theo cơn, ho từng tiếng hoặc ho có đờm... Ho kéo dài và liên tục và còn kèm theo chảy nước mũi, thậm chí là tức ngực.
  • Viêm long hô hấp: Người bệnh bị viêm phế quản cấp có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt: Người bị viêm phế quản cấp sẽ có thể kèm theo sốt nhẹ, sốt cao, sốt theo cơn hoặc sốt liên tục không dứt.
  • Có đờm: Đờm chính là dịch tiết của đường hô hấp, nó có thể có màu vàng, màu trắng hoặc màu xanh. Tuy nhiên, màu đờm sẽ không giúp phân biệt được tình trạng viêm nhiễm là do virus hay vi khuẩn.
  • Đau họng: Viêm phế quản cấp có thể xuất hiện triệu chứng cổ họng ngứa rát, sưng to, nhỏ (tùy vào từng tiến triển của bệnh) hoặc đau khi nuốt.
  • Mệt mỏi: Người bị viêm phế quản cấp sẽ cảm thấy cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, chán ăn và xanh xao...
  • Khò khè: Triệu chứng này có thể do lòng phế quản bị thu hẹp bởi phù nề thành phế quản, cơ trơn phế quản bị co thắt, đờm trong lòng phế quản... Khi đó, tiếng khò khè sẽ phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng. Bạn cần phân biệt được tiếng khụt khịt mũi do bị viêm mũi và khò khè viêm phế quản cấp. Nếu do nghẹt mũi thì thường xuất hiện vào lúc nằm ban đêm, phát ra gần ngay mũi miệng, bạn chỉ cần vệ sinh sạch mũi là đỡ.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài những dấu hiệu trên đây, viêm phế quản cấp còn có một số triệu chứng như thở nhanh, thở khó (ít gặp với bệnh viêm phế quản nhẹ). Nếu gặp phải tình trạng thở khó, thở nhanh thì bạn cần tới gặp các bác sĩ để được tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời nhé.

Xem thêm: Viêm họng cấp

Một số lưu ý:

  • Những dấu hiệu về bệnh viêm phế quản cấp rất khó để nhận biết. Ở trẻ em có khi không xuất hiện đờm hoặc thường nuốt đờm, vì thế mà bố mẹ không thể biết được con mình đã mắc viêm phế quản cấp. Trường hợp khác, cổ họng của người hút thuốc mỗi buổi sáng thức dậy thường xuất hiện đờm, nếu thấy kéo dài trong hơn 3 tháng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.
  • Một số trường hợp bệnh viêm phế quản cấp còn bị đau ngực, vì thế nếu bạn cảm thấy xuất hiện những triệu chứng này thì cần đi khám bác sĩ ngay nhé.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm phế quản cấp

Khi nhận thấy mình bị viêm phế quản cấp, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Lưu ý: Bạn không tự ý mua thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản cấp bằng các gợi ý mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

  • Uống đủ nước: Tình trạng nhiễm trùng do bệnh viêm phế quản cấp có thể làm cơ thể bệnh nhân bị mất nước, chảy nước mũi nhiều, tiêu chảy, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, thở nhanh... Vì thế, bạn cần bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể trong giai đoạn này nhé.

bo-sung-nuoc-cho-co-the.jpgBổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể tránh tình trạng nhiễm trùng

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những biện pháp tốt để phòng chống và điều trị bệnh viêm phế quản cấp đấy. Bạn cần bổ sung thật nhiều các loại trái cây, rau củ, thịt nạc, trứng, cá, thịt gia cầm, đậu, ngũ cốc... Đồng thời, bạn cần tránh những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và cholesterol, muối, đường.
  • Dùng máy tạo ẩm: Máy tạo ẩm có thể cung cấp hơi nước ổn định cho không khí trong phòng. Từ đó, nó có thể hạn chế tình trạng khô đường hô hấp, đồng thời làm giảm kích ứng niêm mạc mũi cũng như cổ họng. Nếu không khí được ấm và có đủ độ ẩm sẽ có thể làm dịu cơn ho, làm loãng chất nhầy, từ đó giúp người bệnh thở dễ, thở đều. Tuy nhiên, bạn cũng cần điều chỉnh máy tạo ẩm ở mức vừa phải bởi nếu không khí quá ẩm cũng có thể gây ra các bệnh lý khác như hen suyễn, dị ứng...

Mong rằng những thông tin mà Heviho chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết viêm phế quản cấp là gì và những nguyên nhân, dấu hiệu của nó rồi. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh viêm phế quản cấp, bạn có thể tham khảo trang web hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Cập nhật lúc: 30/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...