Ho nhiều là bệnh gì? Những cảnh báo nghiêm trọng của bệnh ho đừng nên chủ quan!

Ho nhiều bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đa số các trường hợp ho đều được chấm dứt sau thời gian ngắn điều trị. Tuy nhiên cũng có nhiều ca bệnh ho không chỉ đơn giản là ho do dị ứng, thời tiết mà nó còn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Để hiểu hơn về bệnh cũng như các nguyên nhân chính gây ho hãy theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây. 

Ho nhiều bệnh hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em sơ sinh 
Ho nhiều bệnh hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em sơ sinh

Các dạng ho thường gặp

Không phải ai bị ho cũng là cảnh báo của bệnh nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn cần nắm rõ nguyên nhân gây ho để tìm ra phương pháp trị ho đặc hiệu. Thông thường nguyên nhân ho nhiều chủ yếu bởi sự xâm nhập của virus, khi mầm bệnh tấn công vào cơ thể sẽ gây viêm đường hô hấp, tình trạng này kéo dài sẽ không được chữa trị kịp thời sẽ làm bệnh trở nặng hơn. Và mỗi loại ho sẽ cảnh báo thực trạng sức khỏe khác nhau của mỗi người, điển hình: 

  • Ho gà: là cơn ho dữ dội có thể kéo dài trong vài phút sau đó kèm theo tiếng thở hổn hển. 
  • Ho cấp tính: cơn ho xuất hiện đột ngột có thể kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần. 
  • Ho bán cấp: ho kéo dài trung bình từ 3 – 8 tuần. 
  • Ho khan: ho mạn tính nhưng không kèm theo đờm. 
  • Ho mãn tính: kéo dài nhiều ngày thường trên 8 tuần. 
  • Ho có đờm: ho kèm theo đờm cùng với tiếng ho đặc.
  • Ho thóc: ho giống với tiếng sủa và nó là dạng ho cảnh báo sớm của ung thư phổi. 
  • Ho hen: là bệnh ho do cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh từ môi trường dẫn tới viêm, co thắt đường thở, tắc nghẽn và tăng tiết chất nhầy. 
  • Ho có máu: ho ra máu là ho do người bệnh mắc lao phổi hoặc ung thư phổi. 
  • Ho khó thở, tức ngực: tình trạng ho này thường cảnh báo của nhiều bệnh như viêm phổi, tắc phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi. 
  • Ho nhiều về đêm: có thể người bệnh sẽ bị ho khan, ho có đờm. Vậy trường hợp này ho nhiều dấu hiệu bệnh gì? Một số nguyên nhân dẫn tình trạng này đến có thể do hội chứng bệnh chảy mũi sau, nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, hen phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi. 
Mỗi tình trạng ho sẽ cảnh báo thực trạng sức khỏe khác nhau của người bệnh 
Mỗi tình trạng ho sẽ cảnh báo thực trạng sức khỏe khác nhau của người bệnh

Ho nhiều có sao không? 

Ho gà 

Ho gà thể bệnh không quá hiếm gặp, nó có thể thấy ở bất cứ ai kể cả người già và trẻ nhỏ. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn đối với trẻ em bởi sự nhầm lẫn giữa ho gà với ho thường do đó bố mẹ chỉ đưa con đi khám khi bệnh đã trở nặng, rất nguy hiểm. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Viêm họng amidan

Đa số, ca bệnh ho gà thường sẽ phát sốt hoặc ho nhẹ sau 5 – 10 ngày ủ bệnh. Cơn ho càng về sau sẽ càng nặng hơn, có thể thời gian ho kéo dài 2 tuần nhưng tùy vào sức đề kháng cơ thể bệnh có thể tiếp diễn lâu hơn từ trong 1 – 2 tháng. Bệnh đặc trưng bởi 3 giai đoạn chính bao gồm: 

  • Giai đoạn ho khởi phát: người bệnh sẽ bị buồn nôn, nghẹt mũi, sốt, chảy nước mắt. 
  • Giai đoạn kịch phát: xảy ra trong vòng 2 tuần, ho là biểu hiện chủ yếu tiếp đến là nôn mửa.
  • Giai đoạn phục hồi: giai đoạn này ho đã rơi vào thể mạn tính kéo dài nhiều tuần. Đặc biệt ở giai đoạn này người bệnh cần đặc biệt chú ý bởi nó có thể gây tử vong nhất.

Ngoài ra, ho gà cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: 

  • Với trẻ em: gây viêm phổi, khó thở, nặng hơn gây ngưng thở do oxy cung cấp lên não không đủ từ đó gây tổn thương não, viêm não tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Với người lớn: biến chứng ở người trưởng thành có phần ít nghiêm trọng hơn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây viêm phổi, sút cân, mất chức năng kiểm soát bàng quang…..

Lao phổi 

Ho nhiều bị gì? Bệnh lao phổi nguyên nhân do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây nên, bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như bệnh nhân HIV, ung thư…. 

Khi bị lao phổi thông thường người bệnh sẽ gặp các triệu chứng cơ bản như: ho kéo dài nhiều ngày, ho dai dẳng, ho ra máu, đau tức ngực, sốt, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hệ quả nguy hiểm, đặc biệt khi virus đã lan ra khắp cơ thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới xương sống, khớp sống thậm chí có thể gây tử vong.

Lao phổi bệnh gây ho kéo dài nhiều ngày tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh 
Lao phổi bệnh gây ho kéo dài nhiều ngày tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh

Viêm phổi 

Ho nhiều quá trong vài ngày, thở dồn, thở khó, thở gắng sức cùng với đó là vài biểu hiện khác như mệt mỏi, chán ăn, đau tức ngực…..đây đều là cảnh báo của viêm phổi. Khi thấy những triệu chứng nên không nên bỏ qua nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Mức độ nghiêm trọng của viêm phổi tùy thuộc vào sức đề kháng trong cơ thể của mỗi người bệnh. Hiểu đơn giản thì với người đang bị bệnh nền như phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh đái tháo đường sẽ có thể trạng yếu từ đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh. 

Ung thư phổi 

Hút thuốc lá quá nhiều được xem là nhóm đối tượng có nguy cơ cao phải đối diện với ung thư phổi. Tuy nhiên, trên thực tế bất cứ ai cũng đều có thể mắc căn bệnh quái ác này kể cả chưa từng hút thuốc lá trước đây. Bởi vậy, nếu thấy cơ thể là biểu hiện bất thường những cơn ho kéo dài hơn 2 tuần kèm theo đau ngực, ho ra máu hoặc có chất nhầy màu rỉ sét thì cần chú ý và đi khám ngay trước khi quá muộn. 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì bệnh ho nhiều cũng có thể là hệ quả của: suy tim sung huyết, hen suyễn, thuyên tắc phổi, viêm phế quản mãn tính, trào ngược dạ dày, viêm phổi hít, viêm mũi dị ứng…. 

Ung thư phổi bệnh hiểm nghèo gây ho ra máu, ho nhiều ngày kèm đau tức ngực
Ung thư phổi bệnh hiểm nghèo gây ho ra máu, ho nhiều ngày kèm đau tức ngực

Bị ho nhiều phải làm sao?

Hiện nay đa số các trường hợp ho cấp tính hay mãn tính đều được điều trị bằng thuốc bởi đây là phương pháp chữa trị nhanh chóng và mang tới hiệu quả cao nhất. Ho nhiều nên làm gì? Tùy vào nguyên nhân và mức độ viêm đường hô hấp, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc phù hợp, một số loại thuốc đặc trị phổ biến có thể kể tới: 

  • Thuốc chữa dị ứng: Dùng trong các trường hợp người bệnh bị ho, khó thở, thở bằng miệng, tắc mũi do dị ứng. Tuy nhiên, không nên dùng loại thuốc này trong thời gian dài bởi nó có thể gây nhờn thuốc và những tác dụng phụ không tốt cho mũi, họng. 
  • Thuốc long đờm: chỉ dùng cho bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở do đờm tiết ra quá nhiều. 
  • Thuốc kháng sinh: ho nhiều làm sao hết trong trường nhiễm trùng gây ho? Ho do nhiễm trùng cần dùng kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Còn với người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính sẽ được kê đơn kháng sinh uống liên tiếp trong vòng 1 tuần để cải thiện bệnh. 
  • Thuốc ức chế ho: giảm ho bằng cách sử dụng các loại sản phẩm đặc trị như dextromethorphan và guaifenesin.
  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày: Khi bị trào ngược dạ dày gây ho nhiều thì phải làm sao hay khi bị ho nhiều nên làm gì? Cách tốt nhất để  cải thiện ho do trào ngược dạ dày là tránh ăn thực phẩm dễ làm bệnh trở nặng hơn như socola, rượu, thuốc lá, caffeine hoặc kê cao gối khi ngủ, tránh ăn trước vài tiếng khi đi ngủ. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm thuốc ức chế proton ở liều lượng phù hợp. 
  • Thuốc điều trị tim mạch: ho nhiều quá phải làm sao? Nếu bị ho do các bệnh tim mạch gây nên thì người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để tìm ra loại thuốc phù hợp với mức độ và triệu chứng bệnh của mình. 
  • Các loại thuốc Steroid dạng hít hoặc thuốc kháng cholinergic cũng là cách trị ho nhiều được nhiều hiệu quả được kiểm chứng bởi nhiều bệnh nhân. 
  • Các dung dịch khí dung albuterol và ipratropium dạng hít. 
Thuốc là phương pháp trị ho đặc trị cho trường hợp ho quá nhiều, ho tức ngực, ho đờm
Thuốc là phương pháp trị ho đặc trị cho trường hợp ho quá nhiều, ho tức ngực, ho đờm

Cách phòng ngừa ho hiệu quả tại nhà 

Nguyên nhân gây ho mà người bệnh thường xuyên gặp phải là do niêm mạc họng bị kích ứng. Chính vì thế, giữ ấm cổ họng là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ho cũng như bảo vệ tốt cho sức khỏe cổ họng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề sau: 

  • Hạn chế hút thuốc và uống quá nhiều đồ uống chứa cồn, chất kích thích. 
  • Luôn giữ ấm cổ họng, tránh uống đồ uống lạnh vào mùa đông, mặc ấm, quàng khăn mỗi khi trời trở lạnh. 
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị cúm, tiêm phòng đầy đủ, đến nơi công cộng đông người nên đeo khẩu trang. 
  • Điều trị trào ngược dạ dày ngay khi phát hiện bệnh để tránh gây ho mãn tính. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng lần để có thể sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời. 
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân để hạn chế nguy cơ mắc bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang….bởi đây đều là bệnh có thể dẫn đến ho kéo dài. 
  • Ăn uống khoa học, xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể từ đó chống lại virus gây bệnh tấn công vào cơ thể. 
  • Giữ gìn răng miệng sạch sẽ hàng ngày để bảo vệ họng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. 

Bên cạnh đó để tăng cường sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh mỗi người hãy: 

  • Duy trì thói quen uống chanh ấm + mật ong vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. 
  • Súc miệng với nước muối 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ. 
  • Tăng cường uống các loại thức uống có tác dụng kháng viêm như trà gừng, trà hoa cúc. 
  • Bổ sung tỏi, gừng cho chế độ ăn hàng ngày. 

Ngoài những cách trên, các sản phẩm chức năng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ho từ thảo dược tự nhiên cũng là biện pháp hiệu quả hỗ trợ đẩy lùi tình trạng bệnh. Heviho sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên là sản phẩm cứu cánh cho nhiều người bị ho, ho khàn tiếng, ho do viêm thanh quản, viêm họng…… Không những vậy, Heviho còn mang đến tác dụng hỗ trợ giảm tổn thương ở vùng niêm mạc họng, ngừa bệnh tái phát, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để hiểu hơn về thành phần, sản phẩm cũng như liều lượng dùng hãy liên hệ đến tổng đài 1800 1208 nắm được thông tin chi tiết nhất. 

Heviho sản phẩm hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm hiệu quả cho cả trẻ nhỏ 
Heviho sản phẩm hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm hiệu quả cho cả trẻ nhỏ

Ho nhiều có thể là tình trạng bệnh lành tính không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên cũng không thể loại trừ trường hợp ho do khối u hoặc cơ thể nhiễm trùng nặng. Do đó, tốt nhất khi thấy ho dai dẳng, ho kéo dài trong nhiều ngày thì người bệnh nên chủ động đến chuyên khoa y tế để thăm khám chuyên sâu tránh biến chứng nặng xảy ra.

 
Cập nhật lúc: 17/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...