Sốt viêm họng bao lâu thì khỏi? Những lưu ý quan trọng bạn cần biết

Khi bị viêm họng có sốt không? Câu trả lời là có bạn nhé. Ngoài triệu chứng sốt thường gặp thì bệnh còn gây ra cảm giác đau rát, khó chịu tại vùng họng. Vậy tình trạng sốt viêm họng do đâu và cách xử lý trong trường hợp này như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.

Tình trạng sốt viêm họng do đâu?

Theo chuyên gia, viêm họng gây sốt có thể do nhiều nguyên nhân – yếu tố khác nhau. Tuy nhiên bệnh chủ yếu vẫn do một số căn nguyên chính bao gồm:

  • Do nhiễm virus liên cầu khuẩn: Một số loại virus gây bệnh như Adenovirus, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu… khi xâm nhập vào bên trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm họng sốt cao đột ngột.
  • Do mắc bệnh cúm: Khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh cúm sẽ kèm theo các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi và sốt viêm họng.
  • Do dị ứng: Ở một số trường hợp dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết hay dị ứng thực phẩm cũng có thể dẫn đến triệu chứng sốt viêm họng.
  • Do môi trường sống: Số viêm họng thường xuất hiện trong thời điểm thời tiết giao mùa hoặc sinh sống và làm việc ở nơi bị ô nhiễm.

Những dấu hiệu sốt viêm họng bạn cần biết

Triệu chứng sốt rất dễ xảy ra khi bị nhiễm bệnh. Vì vậy để không nhầm lẫn sốt viêm họng với các loại bệnh khác, bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Sốt: Nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể dao động từ 38 – 40 độ C, tuỳ vào mức độ bệnh.
  • Đau họng: Đây là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh bị viêm họng, gây cảm giác đau khi nuốt nước bọt, đồ ăn.
  • Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh sẽ cảm thấy uể oải, mất sức và chán ăn.

trieu-chung-sot-viem-hong.jpgCác dấu hiệu nhận biết sốt viêm họng

Bên cạnh những dấu hiệu cơ bản trên, khi bệnh ở thể nặng hơn sẽ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng co giật, nôn ói, sùi bọt mép, động kinh… Lúc này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng sốt viêm họng kéo dài bao lâu?

Sốt viêm họng kéo dài bao lâu? Có thể nói, tình trạng sốt viêm họng là bệnh không quá nguy hiểm và thường điều trị khỏi từ 2-3 ngày ở người lớn và 3-5 ngày ở trẻ em nếu bạn áp dụng đúng phương pháp.

Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách hoặc không chữa trị triệt để, sốt viêm họng có thể tái đi tái lại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến các bộ phận khác như viêm tai, viêm cầu thận, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng mãn tính…

>>> Xem thêm: Siro ho cho trẻ sơ sinh

Cách điều trị sốt viêm họng hiệu quả, an toàn

Với các trường hợp sốt viêm họng ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị ngay tại nhà, cụ thể là:

Đối với sốt viêm họng ở trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt viêm họng nhất bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu, chưa có khả năng chống chọi trước các tác động bên ngoài như vi khuẩn, virus… Khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu của bệnh, các bậc phụ huynh có thể thực hiện các bước sau:

  • Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ: Cha mẹ hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của trẻ xem bé có sốt hay không. Từ đó, tuỳ vào mức độ sốt để sử dụng thuốc sao cho hiệu quả.

do-nhiet-do-cho-tre.jpgThường xuyên đo nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của trẻ

  • Dùng nước ấm lau người cho bé: Nếu thân nhiệt của trẻ dưới 38 độ C, cha mẹ có thể sử dụng khăn ấm chườm trán và dùng nước ấm lau người tại các vị trí như bẹn, nách, bàn chân, bàn tay để giúp hạ sốt nhanh hơn. Lưu ý: Sử dụng nước có nhiệt độ thấp hơn từ 2 – 3 độ so với nhiệt độ sốt của trẻ.   
  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C thì việc sử dụng thuốc lúc này là điều vô cùng cần thiết. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, phụ huynh nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và khoảng cách giữa các lần uống.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Khi trẻ bị sốt tuyệt đối không nên mặc quá nhiều quần áo bởi hành động này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Bổ sung đủ lượng nước: Cha mẹ nên bổ sung đủ lượng nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước, có thể sử dụng thêm nước oresol khi sốt cao kéo dài.

>>> Đọc thêm: Bị viêm họng nên ăn gì

Đối với sốt viêm họng ở người lớn

So với trẻ em thì người lớn sẽ có sức đề kháng cao hơn nên việc hạ sốt sẽ nhanh và đơn giản hơn. Tuy vậy, bạn vẫn cần thực hiện đúng cách và kịp thời.

  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol, ibuprofen để làm giảm thân nhiệt.

su-dung-thuoc-ha-sot.jpgSử dụng thuốc hạ sốt khi xuất hiện triệu chứng sốt viêm họng

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm khả năng lây nhiễm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Lau người bằng nước ấm: Dù là trẻ em hay người lớn đều có thể áp dụng cách này để làm hạ nhiệt nhanh cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng khăn và nước ấm lau tại các vị trí nách, bẹn, cổ, bàn tay, bàn chân.
  • Bổ sung nước: Hãy bổ sung mỗi ngày khoảng 2 lít nước để tránh mất nước. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm nước trái cây, sữa song song với nước lọc.

Nếu các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp không thuyên giảm sau 3 - 4 ngày hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện để thăm khám.

Cách phòng ngừa bệnh sốt viêm họng được chuyên gia khuyến cáo

Để ngăn ngừa bệnh có thể xảy ra, bạn cần loại bỏ các thói quen xấu và duy trì các điều thói quen lành mạnh sau đây:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi là điều quan trọng nhất để giúp cơ thể phục hồi và chống lại nguồn bệnh. Người bệnh nên cố gắng nghỉ ngơi ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho cơ thể và làm loãng dịch đờm, giúp giảm ho và đau cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn và giảm viêm họng.
  • Kiêng ăn các thực phẩm gây kích ứng: Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, chua, mặn,... Những thực phẩm này có thể khiến cổ họng đau rát và khó chịu hơn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ miệng sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với người khác: Để tránh lây lan bệnh cho người khác, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác.

Bị sốt viêm họng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh sốt viêm họng phục hồi sức khỏe và nhanh khỏi bệnh. Người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh sốt viêm họng nên ăn:

  • Cháo hoặc súp: Cháo và súp là những món ăn mềm, dễ nuốt, phù hợp với người bệnh sốt viêm họng. Người bệnh có thể ăn cháo gà, cháo thịt bò, cháo rau củ,...
  • Rau củ quả: Rau củ và trái cây là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Người bệnh có thể ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, táo, chuối,... và các loại rau củ như súp lơ, cà rốt, bí đỏ,...
  • Thực phẩm giàu protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, rất cần thiết cho người bệnh sốt viêm họng. Người bệnh có thể ăn thịt, cá, trứng, sữa,...

thuc-pham-giau-protein.jpgBổ sung các thực phẩm giàu protein cho cơ thể nhanh hồi phục

Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh bị đói và mệt mỏi. Ngoài ra, cần bổ sung nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể và giúp giảm ho.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh sốt viêm họng mà Heviho muốn đem đến cho bạn đọc. Để bệnh không phát triển  hơn, tốt nhất bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời. Bằng cách này sẽ hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cập nhật lúc: 25/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...