Bị khàn tiếng nhưng không đau họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Khàn tiếng nhưng không đau họng là bệnh mà nhiều người gặp phải đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Giọng nói yếu, khàn, đôi khi xuất hiện hiện tượng hụt hơi đã làm người bệnh lo lắng, hoang mang về tình trạng bệnh của mình. Vậy bệnh có thực sự nguy hiểm? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Hãy cùng đi Heviho đi tìm lời giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Khàn tiếng không đau họng thường gặp mỗi khi thời tiết chuyển lạnh
Khàn tiếng không đau họng thường gặp mỗi khi thời tiết chuyển lạnh

Khàn tiếng là gì? 

Hiện nay theo thống kê có khoảng ⅓ dân số thế giới mắc bệnh khàn tiếng ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả người lớn lẫn trẻ em kèm với dấu hiệu thay đổi giọng nói, giọng nói trở nên thô ráp hơn, nói thều thào, khàn tiếng, nói không rõ chữ, giọng không trong trẻo và mượt như bình thường. 

Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh thường là người phải thường xuyên nói nhiều như ca sĩ, diễn viên, MC, giáo viên, huấn luyện viên……Bệnh có thể tự khỏi tại nhà sau vài ngày nhưng nếu bệnh tiếp diễn dài hơn 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra phòng các bệnh về dây thanh quản hoặc ung thư thanh quản. 

Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng 

Như bạn cũng đã biết tiếng nói của chúng ta nằm trong 2 dây thanh quản, khi 1 trong 2 dây bị dính đờm sẽ gây khàn tiếng và âm thanh nói sẽ bị rè. Tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau gây ra: 

Trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho axit thực quản trào ngược lên khu vực dây thanh âm từ đó dẫn đến bệnh khàn tiếng nhưng không bị đau họng.  

Bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp

Hoạt động của tuyến giáp sẽ bị suy yếu nếu người bệnh mắc các bệnh ung thư tuyến giáp hoặc suy giáp. Không những vậy, bệnh còn khiến kích thước khối u phát triển nhanh, sưng to, gây viêm nhiễm làm tổn thương đến dây thanh quản. Đây chính là nguyên nhân cảnh báo nguy cơ bị khàn tiếng cao đặc biệt là với người bị suy giáp. Vì thế, người bệnh nên chủ động đi khám để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. 

Khàn tiếng không đau họng là cảnh báo nguy hiểm của ung thư tuyến giáp
Khàn tiếng không đau họng là cảnh báo nguy hiểm của ung thư tuyến giáp

Dùng corticosteroid dạng hít

Corticosteroid dạng hít thường dùng cho bệnh nhân mắc hen hoặc COPD, để điều trị và chấm dứt bệnh người bệnh thường xuyên phải sử dụng corticosteroid mà không hay biết nó có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng. 

>>> Xem thêm: Cách trị viêm họng

Các bệnh về thần kinh 

Một số các vấn đề có liên quan đến hệ thần kinh gây khàn tiếng như Parkinson, đa xơ cứng. Nhóm bệnh này không chỉ tác động gây ảnh hưởng đến dây thanh quản mà còn làm tăng nguy cơ mất giọng, khàn tiếng. 

Bệnh ung thư phổi, ung thư gan

Ung thư là thể biến chứng nặng nhất khi bị khàn tiếng nhất là ung thư phổi hoặc gan, mắc bệnh sẽ làm khối u ác di căn lên họng gây khàn tiếng. Bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.  

Bị liệt dây thanh quản 

Liêt dây thanh quản sau khi trải qua các cuộc phẫu thuật như phẫu thuật tim, tuyến giáp làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh quản làm bệnh nhân khó nói hoặc không thể nói rõ được. Nếu tình trạng kéo dài không được chữa trị kịp thời còn có thể gây mất tiếng vĩnh viễn. 

Polyp hoặc u nang dây thanh âm 

Dây thanh âm xuất hiện khối u là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng. Nhóm người có tính chất công việc phải nói nhiều như MC, giáo viên, ca sĩ thường có nguy cơ khàn tiếng cao hơn nhất là khi trời lạnh.

Hút thuốc lá nhiều

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà nó còn tác động gây ảnh hưởng đến dây thanh quản. Ngoài ra, khàn tiếng không chỉ gặp ở người hút thuốc mà mọi người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị khàn tiếng. 

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây khàn tiếng 
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây khàn tiếng

Viêm họng, viêm amidan 

Việm họng, viêm amidan là bệnh viêm đường hô hấp phổ biến gây khàn tiếng, khi bị bệnh cổ họng sẽ sưng tấy cùng với đó là hoạt động chèn ép cổ họng bởi các khối amidan làm cho người bệnh gặp vấn đề về giọng nói: khó nói, khó giao tiếp, nói thều thào không ra tiếng. 

Viêm thanh quản 

Viêm thanh quản là nguyên nhân hàng đầu gây khàn tiếng nhưng không đau họng, bệnh thường gặp khi chuyển mùa. Vì thế mỗi người nên biết cách tự giữ ấm cổ họng, điều tiết và kiểm soát giọng nói của mình để ngăn ngừa khàn tiếng, viêm thanh quản xảy ra. 

Tiếp xúc với chất kích thích hoặc ô nhiễm môi trường

Bị khàn tiếng nhưng lại không đau họng thì rất có thể nguyên nhân do môi trường sống bị ô nhiễm, tiếp nhiều gây ảnh hưởng đến dây thanh quản. Bên cạnh đó, chất tẩy rửa hóa học trong gia đình cũng gây hiện tượng bị khàn giọng. 

Môi trường sống tác động rất nhiều đến hoạt động dây thanh quản 
Môi trường sống tác động rất nhiều đến hoạt động dây thanh quản

Dị ứng thời tiết 

Thời tiết thay đổi liên tục làm cho cơ thể không kịp thích ứng với sự thay đổi bên ngoài không chỉ dẫn đến khàn tiếng mà còn để lại biểu hiện khác như chảy nước mũi, nước mắt….Đặc biệt khi nước mũi chảy ngược vào cổ họng sẽ gây ho, sưng đỏ cổ họng khiến tình trạng khàn tiếng trở nên nặng hơn. 

Bị khó phát âm 

Gặp các vấn đề về thần kinh có thể làm cho bệnh nhân mắc chứng khó phát âm do co thắt – spasmodic dysphonia. Bệnh kéo dài trong nhiều ngày sẽ khiến khối cơ ở vùng thanh quản bị ảnh hưởng kéo theo giọng nói bị khàn, vỡ tiếng. 

Chấn thương 

Các chấn thương do tai nạn trong quá khứ cũng là tác nhân gây khàn tiếng nhưng không bị đau họng mà không phải ai cũng biết. Theo đó một vài chấn thương sẽ liên quan tới tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nội soi phế quản, phẫu thuật đặt nội khí quản…… Nguyên nhân này sẽ tác động trực tiếp lên dây thanh âm làm chúng bị ảnh hưởng từ đó phát ra tiếng nói không rõ ràng, khàn tiếng.  

Bị khàn tiếng nhưng không đau họng có thực sự nguy hiểm không?

Thông thường khàn tiếng sẽ kèm theo đau họng nhưng trong nhiều trường hợp khàn tiếng sẽ không gây đau họng, điều này vô tình làm người bệnh mang tâm trạng lo lắng, hoảng sợ? Vậy bệnh có thực sự nguy hiểm? 

Trên thực tế, bị khàn tiếng sẽ gặp nhiều do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản. Tùy vào mỗi cơ địa có thể xuất hiện đau họng hoặc không nhưng nó cũng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên không vì thế mà bạn chủ quan bởi nếu bệnh kéo dài nhiều hơn 2 – 3 tuần nó có thể là cảnh báo tiềm ẩn của ung thư thanh quản. 

Một vài người bệnh mắc ung thư thanh quản trong giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện đau họng. Nhưng bệnh sẽ thay đổi theo thời gian, khi mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sẽ kèm theo triệu chứng khó nuốt, khó nuốt, ho ra máu nghiêm trọng hơn là mất tiếng hoàn toàn. Sau thời gian bệnh sẽ di căn đến bộ phận khác của cơ thể và khi không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, ngay từ ban đầu khi thấy biểu hiện bất hiện hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám. 

Khàn tiếng không đau họng có gây nhiều nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến tính mạng người bệnh
Khàn tiếng không đau họng có gây nhiều nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến tính mạng người bệnh

Cách điều trị khàn tiếng hiệu quả 

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ tương ứng với phương pháp chữa trị khác nhau, một trong những cách phổ biến đó phải kể tới: 

  • Uống nhiều nước mỗi ngày tốt nhất là nước ấm bởi nước ấm có tác dụng làm ẩm cổ họng và giảm nhanh triệu chứng khàn giọng khó chịu. 
  • Để giọng nói được nghỉ ngơi tránh la hét, nói nhiều, nói to.
  • Hạn chế độ uống chứa chất kích thích, caffeine như bia, rượu, cà phê. Đây đều làm cho bệnh khàn tiếng thêm nặng hơn, cổ họng ngày càng khô hơn. 
  • Dừng hút thuốc vì khói thuốc sẽ tác động lên dây thanh quản gây khàn tiếng. 
  • Có thể làm ấm cổ họng bằng cách ngậm kẹo viêm họng, nhai kẹo cao su để kích thích cổ họng. 
  • Tránh tiếp xúc gần với các tác nhân gây dị ứng. 
  • Có thể tạo độ ẩm không khí trong không gian sống bằng máy tạo độ ẩm. 
  • Xoa dịu cổ họng, làm giảm triệu chứng bằng cách uống chanh đào mật ong, trà gừng ấm, trà mật ong hoa cúc.  
  • Hạn chế dung thuốc thông mũi vì nó có thể làm khô cổ họng.
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp
  • Hạn chế ăn, uống đồ lạnh như nước lạnh, kem…. 
  • Súc miệng bằng nước muối vào mỗi sáng. 
  • Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Kiểm soát khàn tiếng tại nhà siêu hiệu quả với Heviho

Heviho sản phẩm giảm ho, long đờm được sản xuất và phân phối bởi Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Cao Thái Minh. Bộ đôi siro ho, viên uống heviho đều được bào chế từ thảo dược tự nhiên như xuyên bối mẫu, cát cánh, xạ xuyên….. Đem tới nhiều công dụng tuyệt vời: 

  • Tái tạo niêm mạc, giải độc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát. 
  • Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ho, giảm khàn tiếng nhanh chóng. 
  • Sản phẩm siro ho của Heviho còn giúp tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả nhất là với trẻ em trên 6 tháng tuổi. 
Heviho sản phẩm hỗ trợ điều trị ho, khàn tiếng, đau họng hiệu quả 
Heviho sản phẩm hỗ trợ điều trị ho, khàn tiếng, đau họng hiệu quả

Hiện nay sản phẩm đã được phân phối và bày bán tại nhiều nhà thuốc lớn trên toàn quốc, bạn có thể tìm ra chúng tại hiệu thuốc gần nhà hoặc truy cập vào Điểm bán để việc tìm kiếm trở nên đơn giản hơn. 

Ngoài ra, để hiểu hơn về sản phẩm cũng như công dụng của nó hãy nhấc máy lên và liên hệ đến tổng đài 1800 1208 các chuyên gia sẽ tư vấn đến bạn chi tiết nhất. 

Nhìn chung bệnh khàn tiếng nhưng không đau họng không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan. Hãy chủ động đi khám nếu bệnh kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, không được tự ý uống thuốc bên ngoài khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ bởi nó có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. 

Cập nhật lúc: 20/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...