Tổng hợp 10 nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng, mất giọng

Khàn tiếng biểu hiện mất giọng nói thường liên quan tới các bệnh về thanh quản hoặc các bệnh viêm phế quản. Và ngoài 2 nguyên nhân đó thì bệnh khàn tiếng mất giọng còn do đâu? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết sau nhé!

khàn tiếng do đâu
Khàn giọng biểu hiện bệnh viêm phế quản hoặc bệnh thanh quản

Khàn tiếng là gì? 

Khàn tiếng là bệnh gì? Hiểu đơn giản thì khàn giọng hay mất tiếng là trường hợp giọng nói của bạn phát ra có âm thanh khác lạ. Người bị khàn giọng sẽ gặp trở ngại lớn trong việc giao tiếp với tất cả mọi người bởi họ phải cố gắng nói to, rõ để mọi người có thể nghe. 

Nếu bạn biết những phương pháp làm giảm khàn giọng tại nhà thì bệnh có thể sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám. 

Các nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng 

Nguyên nhân khàn tiếng đau họng thường bắt nguồn từ việc viêm nhiễm đường hô hấp do bị lượng lớn vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên đa số bệnh nhân mắc bệnh này thường gây nên bởi bệnh viêm thanh quản. 

Hiện nay, bệnh viêm thanh quản được chia thành 2 nhóm là viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mãn tính. Lấy thời gian làm cột mốc để phân biệt tình trạng bệnh. Sẽ có nhiều tác nhân gây nên bệnh viêm thanh quản như virus, vi khuẩn, các thành phần gây dị ứng, độ ẩm trong không khí…. 

khàn tiếng mất giọng
Nguyên nhân gây khàn giọng, mất tiếng

Ngoài nguyên nhân trên thì người mắc khàn giọng còn do một vài lý do sau: 

Cảm lạnh 

Cảm lạnh cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng khàn giọng. Thông thường âm thanh được tạo nên khi không khí đi qua cổ chạm vào dây thanh âm làm chúng rung lên và phát ra tiếng nói. 

Nhưng đối với những người bị cảm lạnh sẽ làm cổ họng bạn bị viêm và sưng lên. Khi dây thanh quản sưng lên làm hoạt động rung của dây thanh âm bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng khàn giọng. 

>>> Xem thêm: Xuyên bối mẫu

La hét hoặc nói quá nhiều trong thời gian dài 

Khi la hét, nói nhiều hoặc hát sẽ làm căng cơ miệng và cổ họng. Tương tự các bộ phần khác trong cơ thể nếu lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và tạo nên những chấn thương mềm. Hơn nữa, nếu nói với kỹ thuật sai cũng có thể làm khản tiếng mất tiếng. Ví dụ: 

  • Nói to, hò hét quá nhiều. 
  • Nói với tốc độ nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường khi bạn giao tiếp với tất cả mọi người. 
la hét gây khàn tiếng
La hét nguyên nhân dẫn đến mất giọng

Do dị ứng 

Dị ứng không chỉ gây ra hắt hơi, sổ mũi nhưng dị ứng vẫn có thể tác động tới giọng nói của bạn theo nhiều cách khác nhau như: 

  • Tác dụng của dị ứng có thể làm cho dây thanh quản của bạn sưng lên. 
  • Chất nhầy từ nước mũi chảy vào cổ họng tác động lên dây thanh quản. 
  • Ho nhiều sẽ làm căng dây thanh quản của bạn và lâu ngày dẫn đến tình trạng ho khàn tiếng, mất giọng. 

Khàn giọng do hút thuốc lá 

Bạn có bao giờ tự hỏi “Khàn tiếng lâu ngày là bệnh gì” hay “khàn tiếng không rõ nguyên nhân” thì nguyên nhân có thể từ việc hút thuốc lá của bạn. Khi hút thuốc khói thuốc lá khói thuốc sẽ kích thích trực tiếp lên dây thanh âm từ đó dẫn tới các bệnh về giọng nói trong suốt thời gian dài. 

Theo nghiên cứu, những người thường xuyên hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trước đó sẽ có khả năng mắc viêm đường hô hấp và bị rối loạn giọng nói cao hơn so với người bình thường. 

Bên cạnh đó, hút thuốc cũng sẽ tạo điều kiện cho khối u nhỏ trên dây thanh quản phát triển hay còn được gọi với tên khác là polyp dây thanh quản. Đây chính là lý do khiến cho giọng nói của bạn bị trầm hơn, khàn giọng và hụt hơi. 

hút thuốc gây khàn giọng
Hút thuốc lá gây khàn giọng

Viêm khớp dạng thấp

Người mắc viêm khớp dạng thấp thường bị cứng khớp, đau và sưng khớp. Hiện nay số lượng người bị viêm khớp mắc các bệnh về giọng nói chiếm tỷ lệ không nhỏ đặc biệt là đau họng, mất giọng. 

Do đó, đây cũng là một trong nguyên nhân khiến người bệnh tự nhiên bị khàn tiếng bởi vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khớp trên cổ họng và trên mặt của người bệnh gây nên bệnh về đường hô hấp và dây thanh quản. 

Các bệnh về tuyến giáp 

Tuyến giáp ở dưới cổ của bạn thường sẽ tiết ra loại hormone giúp kiểm soát một vài chức năng trong cơ thể bạn. Và khi lượng hormone sản xuất không đủ sẽ khiến cho người bệnh khàn giọng nói không ra tiếng. Tình trạng này sẽ trở nên càng khó khăn hơn nếu bạn mắc bệnh bướu cổ. 

Ung thư thanh quản 

Khàn tiếng kéo dài là bệnh gì? Khàn giọng có thể là triệu chứng của ung thư thanh quản kèm theo đó là một vài biểu hiện khác như khó thở, đau khi ăn uống, đau khi nuốt nước bọt, có khối u ở cổ hoặc đau trong tai. 

nguyên nhân gây khàn tiếng
Khàn giọng do ung thư thanh quản gây nên

Các vấn đề liên quan tới hệ thần kinh 

Theo thống kê có tới 90% người mắc bệnh Parkinson gặp khó ăn về giọng nói hoặc rối loạn ngôn ngữ bởi bệnh này sẽ ảnh hưởng tới cơ mặt và cổ họng dẫn đến tình trạng ngứa họng khàn tiếng. 

Ngoài ra, người mắc bệnh này bị suy giảm hoạt động phối hợp và chuyển động của não bộ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho bạn mất đi quyền kiểm soát cơ nói cần thiết. 

Khàn giọng do polyp, nốt và u nang 

Tuy chưa xác định được rõ nguyên nhân tại sao các khối u không phải ung thư có thể xuất hiện trên dây thanh quản của bạn. Nhưng có thể lý giải những nốt sần đó là do người bệnh nói quá nhiều trong khoảng thời gian dài, la hét nhiều. Có 3 loại nốt sần chính đó là: 

Nốt sần: Những nốt này có thể mọc giữa dây thanh âm, khi bạn ít nói thì những nốt này cũng sẽ dần mất đi. 

Polyp: Nốt này thường mọc ở bên trái hoặc bên phải dây thanh âm. Xuất hiện với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên khác với nốt sần, những nốt polyp chỉ khi bạn phẫu thuật cắt đi thì nó mới biến mất hoàn toàn. 

U nang: U nang phát triển bên dưới hoặc xung quanh khu vực thanh quản. Chứa nhiều chất lỏng và chất bán rắn chính vì thế nó sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến giọng nói của người bệnh có thể là khàn tiếng hoặc mất giọng. Và nếu tình trạng nặng các bác sĩ có thể chỉ định cắt loại bỏ u nang. 

vì sao bị khàn tiếng
Nốt sần mọc giữa dây thanh âm

Khó thở căng cơ

Khó thở căng cơ nguyên nhân phổ biến dẫn tới mất giọng khàn giọng vì khi căng cơ sẽ ngăn cản hoạt động khép mở của dây thanh quản. 

Trào ngược axit 

Trào ngược axit là biểu hiện axit trào ngược lên thực quản kèm theo đó là những biểu hiện như ợ nóng, ợ chua làm mất giọng dần dần sẽ khiến cho giọng nói của người bệnh yếu đi. 

Bên cạnh đó, axit dạ dày sẽ tác động lên dây thanh quản gây kích ứng cổ họng làm cho giọng nói bị khàn, thở khò khè bởi lượng chất nhầy trong cổ họng quá nhiều. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Mạch môn - Vị thuốc nhuận phế, dịu ho hiệu quả

Đối tượng nào có khả năng mắc khàn giọng cao nhất? 

Khàn tiếng rát họng là bệnh phổ biến, theo khảo sát có tới hơn ⅓ tỉ lệ dân số trên thế giới mắc khàn giọng ít nhất một lần trong đời. 

Là bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi tuy nhiên đối với một vài công việc đặc thù sẽ có khả năng mắc khàn giọng cao hơn như huấn luyện viên, ca sĩ, giáo viên, MC…. Ngoài những đối tượng trên thì những người bị cúm, ho hoặc viêm họng cũng có khả năng bị khàn giọng. 

Một số biện pháp làm giảm thiểu tình trạng rát họng khàn tiếng 

Bạn đang bị rát họng khàn tiếng lâu ngày chưa khỏi? Bạn muốn làm giảm đi tình trạng khó chịu này? Đừng lo lắng, hãy thực hiện một trong các biện pháp dưới đây chắc chắn sẽ đem tới hiệu quả cho bạn ngay từ những ngày đầu thực hiện: 

  • Để dây thanh quản tạm nghỉ ngơi trong vài ngày bằng cách ít nói chuyện, hạn chế la hét và tuyệt đối không nói thầm bởi khi nói thầm sẽ làm căng dây thanh quản. Từ đó làm cho tình trạng bệnh viêm họng khàn tiếng trở nặng hơn. 
  • Ăn những loại trái cây nhiều nước hoặc uống nhiều nước mỗi ngày. 
  • Hạn chế đồ uống có cồn hoặc chứa các chất caffeine vì nó là tác nhân khiến cho bệnh trở nặng hơn. 
  • Nên dùng máy tạo độ ẩm trong không khí. 
  • Thường xuyên tắm bằng nước nóng. 
  • Hút thuốc lá nhiều có thể làm kích thích họng. 
  • Tránh xa các yếu tố gây dị ứng với cơ thể. 
  • Không dùng thuốc xịt khô hoặc thuốc kích thích mũi. 
  • Hít khói thuốc lá cũng có thể gián tiếp làm kích thích tới dây thanh âm. 
  • Luôn giữ cho cổ họng ấm, tránh để cơ thể bị cảm lạnh. 
biện pháp phòng tránh khàn tiếng
Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng bệnh

Khàn tiếng là bệnh không nguy hiểm tới sức khỏe và nó còn được xem là bệnh lý bình thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nhưng nếu để bệnh tiếp diễn dài ngày và không nắm được nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết của Heviho hữu ích tới bạn giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình. 

 
Cập nhật lúc: 05/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...