Viêm đường hô hấp mạn tính

Tìm hiểu phương pháp đốt họng hạt bằng laser

Đốt họng hạt bằng laser là phương pháp điều trị viêm họng hạt khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về phương pháp đốt họng hạt bằng laser, xem ưu nhược điểm của phương pháp này như thế nào. Và ngoài phương pháp này ra thì còn phương pháp đốt họng hạt nào khác không nhé. Mục lục Viêm họng hạt là gì? Điều trị viêm họng hạt như thế nào? Thế nào là viêm họng hạt? Điều trị viêm họng hạt Khi nào nên đốt họng hạt Tìm hiểu phương pháp đốt họng hạt bằng laser Các phương pháp đốt họng hạt khác Đốt họng hạt bằng điện Đốt họng hạt bằng kỹ thuật Plasma Rủi ro gặp phải khi đốt họng hạt bằng laser Những lưu ý trước và sau khi đốt họng hạt bằng laser Viêm họng hạt là gì? Điều trị viêm họng hạt như thế nào? Thế nào là viêm họng hạt? Viêm họng hạt là một chứng bệnh đường hô hấp mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh là hệ quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài của niêm mạc họng và amidan khiến các tế bào lympho phải hoạt động quá sức, rồi phình to hình thành các hạt. Nguyên nhân dẫn tới viêm họng hạt có thể là do vi khuẩn hoặc virus, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hoặc bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm mũi,… Khi mắc chứng bệnh này người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau rát cổ, họng khô, sưng hạch bạch huyết, ho khan, đau vướng khi nuốt,… Viêm họng hạt thường gặp nhiều hơn ở người lớn, tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ khiến người bệnh khó chịu, gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc kịp thời, điều trị đúng cách thì bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi,… Điều trị viêm họng hạt Vì viêm họng hạt là căn bệnh khó điều trị, dễ tái phát nên người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị khả quan. Để điều trị viêm họng hạt đầu tiên phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, sau đó cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Có 2 phương pháp điều trị viêm họng hạt chính là: Một là điều trị bằng thuốc: Các thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm họng hạt gồm: thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, long đờm,…Cách điều trị này thường được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp người bệnh viêm họng hạt ở mức độ nhẹ, chưa nghiêm trọng. Ngoài ra, khi điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống, sinh hoạt khoa học, và sử dụng kèm các bài thuốc dân gian như nhai lá bạc hà, ngậm tỏi, chanh mật ong,… nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao hiệu quả điều trị Hai là điều trị bằng đốt họng hạt: Đây là phương pháp sử dụng laser hoặc điện hay kỹ thuật plasma nhằm loại bỏ các hạt viêm, giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng. Phương pháp này thường được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp viêm họng hạt ở giai đoạn nặng. Khi nào nên đốt họng hạt Đốt họng hạt là một thủ thuật nhằm loại trừ các hạt viêm ở thành sau họng. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm họng hạt nào cũng có thể áp đụng điều trị bằng phương pháp này. Việc chỉ định đốt họng hạt hay không phải tùy thuộc và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân và cần được bác sĩ chuyên môn cân nhắc kỹ về lợi ích cũng như tác hại của nó mạng lại cho người bệnh. Có rất nhiều người bệnh lo lắng việc áp dụng đốt họng hạt mang lại nhiều rủi ro, đồng thời băn khoăn không biết  khi nào nên đốt họng hạt. Về vấn đề này, các bãc sĩ cho biết: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà có nên đốt họng hạt hay không. Nếu bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng thì không nên đốt họng hạt, chỉ nên áp dụng điều trị bằng thuốc tây y theo phác đồ. Còn trường hợp viêm họng hạt nặng hơn, người bệnh bị viêm họng hạt mãn tính, họng xuất hiện nhiều hạt to, cấp độ viêm nhiễm nặng, không đáp ứng tốt với thuốc điều trị thì có thể dùng liệu pháp đốt họng hạt nhằm giảm triệu chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tìm hiểu phương pháp đốt họng hạt bằng laser Đốt họng hạt bằng laser là kỹ thuật điều trị viêm họng hạt tương đối phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng nhiệt từ laser nhằm phá vỡ các tế bào ở thành họng, giúp loại bỏ các hạt lympho, làm giảm cảm giác vướng víu, khó chịu vùng cổ họng cho người bệnh. Ưu điểm của phương pháp đốt họng hạt bằng laser: Mức độ xâm lấn thấp Ít đau Thủ thuật đơn giản Thực hiện nhanh Nhược điểm của phương pháp đốt họng hạt bằng laser: Chỉ có tác dụng với những hạt lớn Không loại bỏ hoàn toàn các mô lympho quá phát ở thành họng. Có thể kích thích các hạt nhỏ trên thành họng phát triển nhanh hơn Làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc họng, hình thành sẹo không thể đảo ngược Viêm họng hạt vẫn có khả năng tái phát Các phương pháp đốt họng hạt khác Ngoài phương pháp đốt họng hạt bằng laser thì còn các phương pháp đốt họng hạt khác như: Đốt họng hạt bằng điện Phương pháp này giúp loại bỏ các hạt bằng núm điện ở nấc 6 – 8 vôn. Trước khi đốt thì người bệnh sẽ được gây tê và sau khi đốt xong thì cần chấm họng bằng Betadin 5% hoặc dung dịch súc miệng SMC. Nhiều trường hợp sau khi đốt họng hạt bằng điện, bệnh nhân có thể cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề… Hiện nay thì kỹ thuật đốt họng hạt bằng điện ít được sử dụng do gây đau nhiều, chảy máu kéo dài và có nguy cơ hình thành sẹo. Ngoài ra, phương pháp này cũng không giải quyết được triệt để các hạt lympho ở thành họng khiến bệnh có nguy cơ tái phát cao. Đốt họng hạt bằng kỹ thuật Plasma Kỹ thuật này tạo ra các lon Plasma có nhiệt độ thấp nhằm phá vỡ các mô nhưng không gây đau, chảy máu và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Không những vậy, phương pháp này còn có mức độ xâm lấn thấp nên thời gian phục hồi nhanh và hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng. Nhược điểm của phương pháp này đó là chi phí thực hiện cao. Rủi ro gặp phải khi đốt họng hạt bằng laser Khi thực hiện phương pháp đốt họng hạt bằng laser, có thể tiềm ẩn các biến chứng như: Gây chảy máu kéo dài: Khi thực hiện đốt viêm họng hạt, các mô niêm mạc họng bị xâm lấn và có xu hướng chảy máu. Thường thì tình trạng này sẽ được kiểm soát sau vài tiếng đồng hồ. Nhưng với những bệnh nhân bị tiểu đường hay rối loạn đông máu thì tình trạng chảy máu sau đốt họng hạt có thể kéo dài trong nhiều ngày, rất nguy hiểm. Bị nhiễm trùng: Với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc không chăm sóc, kiêng khem kỹ sau khi đốt họng hạt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết đốt gây nhiễm trùng, sưng viêm. Tạo sẹo ở thành họng: Sẹo ở thành họng xảy ra khi đốt họng hạt nhiều lần, chăm sóc không đúng cách hoặc đốt ở các cơ sở không uy tín, bác sĩ tay nghề kém, máy móc cũ. Khi đó những vết đốt sẽ phát triển thành sẹo lồi, không những gây cộm, vướng víu và khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp Có thể kích thích bệnh bùng phát mạnh hơn: Một số trường hợp, do sự tác động của tia laser, nhiệt điện hoặc ion plasma có thể dẫn tới kích các hạt lympho phát triển về số lượng và kích thước, khiến bệnh viêm họng hạt bùng phát mạnh hơn Gây kích ứng vùng lưỡi, họng: Khi đốt họng hạt, các tia laser, nhiệt điện có thể khiến vùng lưỡi và họng bị kích ứng, dẫn tới tổn thương niêm mạc họng và lưỡi. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu, thậm chí xảy ra viêm nhiễm tại khu vực này nếu không được xử lý đúng cách. Những lưu ý trước và sau khi đốt họng hạt bằng laser Việc chăm sóc người bệnh đúng cách trước và sau khi đốt họng hạt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện, đồng thời kéo dài hiệu quả sau khi đốt. Lưu ý trước khi đốt họng hạt Trước khi đốt họng hạt, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với việc sinh hoạt khoa học, điều độ để tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng Người bệnh không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trước khi đốt họng hạt nếu không được sự cho phép của bác sĩ Nên uống một cốc nước ấm trước khi đốt họng hạt khoảng 30 phút để làm ẩm niêm mạc họng Chăm sóc người bệnh sau khi đốt họng hạt Người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, cần ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức Có chế độ ăn uống phù hợp, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt Tuyệt đối không ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc các đồ ăn lạnh vì như vậy sẽ gây tổn thương niêm mạc họng Thời gian đầu sau khi đốt họng hạt, người bệnh cần hạn chế nói to, nói to sẽ ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc họng Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng thêm các loại thuốc khác nếu chưa được bác sĩ đồng ý Sau đốt họng hạt người bệnh nên luyện tập nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe Trên đây là những thông tin về phương pháp đốt họng hạt bằng laser. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho các bạn đang muốn điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp này. Nếu vẫn còn những thắc mắc về chứng viêm họng hạt hay phương pháp đốt họng hạt, các bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Chia sẻ0  

06 Cách chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi

  Từ xa xưa tỏi được xem như một loại gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn thuần Việt. Không những thế tỏi còn có khả năng điều trị rất nhiều bệnh lý về tiêu hóa, cảm lạnh đặc biệt là chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi là phương pháp được rất nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên áp dụng bằng cách nào có lẽ không phải ai cũng biết đến. Cùng viemduonghohap.vn tham khảo cách chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi trong bài viết dưới đây. Mục lục Bệnh viêm họng mãn tính là gì? Lợi ích từ tỏi trong việc điều trị viêm họng mãn tính Cách chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi 1 – Sử dụng tỏi tươi điều trị viêm họng mãn tính 2 – Kết hợp tỏi cùng sữa để điều trị bệnh viêm họng mãn tính 3 – Chữa viêm họng mãn tính bằng rượu tỏi 4 – Chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi và mật ong 5 – Chữa viêm họng mãn tính bàng tỏi ngâm giấm 6 – Tỏi nướng – Chữa viêm họng mãn tính Những lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi Heviho – Giải pháp cho người bị viêm họng mãn tính từ viện Hàn Lâm Bệnh viêm họng mãn tính là gì? Bệnh viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp thuộc dạng bệnh viêm họng. Bệnh này là do chuyển biến từ bệnh viêm họng cấp kéo dài và không có phương pháp điều trị dứt điểm dẫn đến tái phát nhiều lần rồi chuyển sang viêm họng mãn tính. Những lần cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm hay bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường thì người bệnh hầu hết đều bị sốt, ho hoặc đau rát họng. Lợi ích từ tỏi trong việc điều trị viêm họng mãn tính Tỏi không chỉ đem lại giá trị trong ẩm thực ( Là loại gia vị chế biến ra nhiều món ăn ngon) mà còn có giá trị dinh dưỡng cũng như có khả năng điều trị khá nhiều bệnh lý như: Cảm lạnh, cảm cúm, bệnh lý về đường tiêu hóa, thấp khớp và đặc biệt là nhiều bệnh về hô hấp rất hiệu quả như viêm họng mãn tính. Theo Đông y tỏi mang vị cay, có tính ấm có công dụng làm ấm tỳ vị, sát trùng, giải độc. Bên cạnh đó tỏi mang trong mình hoạt chất alicin có công dụng kháng khuẩn cao được xem như một loại kháng sinh tự nhiên mang về nhiều hiệu quả diệt khuẩn. Bên cạnh đó tỏi còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: fitonxit, glucogen, Cacbon, fitoxterin, Vitamin A, B, C, D,… kèm theo nhiều khoáng chất khác rất cần thiết cho cơ thể như: iot, photpho, magie, canxi, cùng nhiều nguyên tố vi lượng. Cách chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi 1 – Sử dụng tỏi tươi điều trị viêm họng mãn tính Tỏi tươi co công dụng kháng khuẩn cao nên có khả năng điều trị viêm họng mãn tính. Đây là cách chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi đơn giản nhất người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên với phương pháp này thì mùi tỏi sẽ hơi nồng vì vậy lưu ý người bệnh cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sau khi dùng tỏi và trước khi muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Mỗi ngày người bệnh có thể ngậm trực tiếp 2 tép tỏi trong miệng khoảng 15-20 phút cho đến khi thấy nóng ấm trong khoang miệng sau đó nhai và nuốt từ từ, lặp lại 1-2 lần mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị. 2 – Kết hợp tỏi cùng sữa để điều trị bệnh viêm họng mãn tính Chuẩn bị: 3- 4 nhanh tỏi.  ly sữa nóng Cách thực hiện: Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã nát. Cho tỏi vào ly sữa nóng rồi khuấy thật đều. Sử dụng sau khoảng 5 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần. 3 – Chữa viêm họng mãn tính bằng rượu tỏi Chuẩn bị: Tỏi khô bóc vỏ: 40 gram. Rượu trăng: 100ml. 1 lọ thủy tinh có nắp. Cách thực hiện: Tỏi đem thái lát mỏng hoặc giã dập. Cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ hết phần rượu đã chuẩn bị vào đó để ngâm. Sử dụng sau khoảng 10 ngày. Sau 10 ngày uống rượu tỏi 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần uống khoảng 1/2 chén nhỏ. Nên pha cùng nước ấm cho dễ uống và nâng cao hiệu quả sử dụng. Sử dụng vào buổi sáng trước bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. 4 – Chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi và mật ong Chuẩn bị: 2 củ tỏi tươi. 10ml mật ong Cách thực hiện: Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã dập. Cho vào một chiếc chén sau đó trộn đều cùng mật ong. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước cốt rồi uống trực tiếp. Kiên trì thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày 5 – Chữa viêm họng mãn tính bàng tỏi ngâm giấm Chuẩn bị: 100 gram tỏi tươi. 200 ml giấm 1 lọ thủy tinh có nắp. Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ rồi cho vào lọ thủy tinh Đổ giấm ngập hết phần tỏi rồi đậy nắp kín. Sử dụng sau 30 ngày. Khi sử dụng đem thái mỏng tép tỏi rồi ngậm trong miệng 15 phút sau đó nhai nuốt từ từ, mỗi ngày lặp lại 2-3 lần để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Kiên trì áp dụng sau một thời gian sẽ thấy giảm triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. 6 – Tỏi nướng – Chữa viêm họng mãn tính Chuẩn bị: 1 củ tỏi tươi. Bếp nướng 1 ly nước nóng. Cách thực hiện: Tách dời củ tỏi, giữ nguyên vỏ rồi đưa lên bếp nướng thật cháy. Sau khi nướng đem bóc sạch vỏ rồi nghiền nát. Cho nước nóng vào khuấy đều rồi uống trực tiếp. Những lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi Tuy nói đây là phương pháp điều trị bệnh an toàn nhưng song song vẫn có những hạn chế vì có thể gây ra tác hại chứ không chữa được bệnh. Vì vậy khi sử dụng tỏi chữa viêm họng mãn tính cần lưu ý một số vấn đề sau: Nếu là đối tượng đang mắc bệnh lý khác cần phải kiêng rượu thì không được áp dụng cách chữa viêm họng mãn tính bằng rượu tỏi. Đối tượng bị nội nhiệt, âm hư, viêm thận, đau răng không được sử dụng tỏi để chữa bệnh. Người bệnh cần kiên trì thực hiện điều trị trong một thời gian dài mới mong có hiệu quả vì đây là phương pháp từ thiên nhiên nên hiệu quả mang lại chậm hơn. Những phương pháp này chỉ phù hợp áp dụng với người mới chớm bị bệnh và có khả năng làm thuyên giảm triệu chứng bệnh chứ không thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh. Hơn thế nữa tùy thuộc vào mỗi đối tượng mà thời gian điều trị có thể kéo dài khác nhau không ai giống ai. Sau khi áp dụng một thời gian mà không thấy triệu chứng thuyên giảm người bệnh cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp với người bị viêm họng. Bổ sung thêm nhiều Vitamin, trái cây tươi, rau củ quả kèm theo thực phẩm có công dụng kháng viêm cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mớ, nhiều đường, đồ ăn khô cứng giúp bảo vệ tốt hơn vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương của người bệnh Heviho – Giải pháp cho người bị viêm họng mãn tính từ viện Hàn Lâm Heviho được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm khoa học & công nghệ Việt nam mang đến 3 tác động toàn diện cho người mắc Viêm họng mạn tính: Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng… Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi niêm mạc họng sau khi sử dụng đủ liệu trình 2-3 tháng, ngăn tái phát hiệu quả. Sử dụng Heviho giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp cấp và mạn tính Sản phẩm dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm họng cấp, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Viêm đường hô hấp là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ180  

Viêm thanh quản mạn tính, mất tiếng có dùng được Heviho không?

Viêm thanh quản mạn tính là hậu quả của quá trình viêm thanh quản kéo dài. Bệnh gây ra các triệu chứng phổ biến như như khàn tiếng, mất tiếng, đau rát cổ họng, ho khan. Viêm thanh quản mạn tính, mất tiếng có dùng được Heviho không – đây là câu hỏi và vấn đề băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé! Viêm thanh quản mạn tính là gì? Thanh quản là một phần của hệ hô hấp, cấu tạo dây thanh quản là 2 nếp gấp của niêm mạc bao bọc phần cơ sụn. Nằm ở ngã ba miệng và khí quản có một lớp phủ gọi là nắp thanh quản. Bộ phận này có tác dụng ngăn chặn thức ăn và nước bọt xâm nhập vào thanh quản khi nuốt. Giọng nói được phát ra nhờ sự đóng – mở của dây thanh quản, giúp con người nói chuyện, la hét, thì thầm. Khi dây thanh quản bị viêm do các tác nhân như bệnh viêm đường hô hấp, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá hoặc do đặc thù nghề nghiệp (phải nói to, nói nhiều)… sẽ gây ra viêm thanh quản. Những đối tượng thường bị viêm thanh quản thường là giáo viên, tư vấn viên và người phải sử dụng giọng nói nhiều. Thông thường, viêm thanh quản kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần, tuy nhiên nếu không điều trị đúng để bệnh kéo dài lâu hơn sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính. Chứng bệnh này tốn nhiều thời gian để điều trị và ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hình ảnh của thanh quản bình thường và thanh quản khi bị viêm Triệu chứng của viêm thanh quản mạn tính Vì bản chất của bệnh là quá trình viêm mạn tính thanh quản, vì vậy những triệu chứng phổ biến của bệnh là sự thay đổi về giọng nói như khàn tiếng, nói không rõ ràng, phải đằng hắng giọng trước khi nói. Điều này gây ra nhiều hạn chế và bất tiện trong giao tiếp. Bệnh nhân thường cố gắng để nói rõ tiếng hơn gây ra mệt mỏi, khô rát cổ họng, thậm chí là tức ngực. Ngoài ra còn triệu chứng ho khan, ho liên tục khi nói nhiều. Viêm thanh quản nếu để kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng như xơ hóa dây thanh quản, mất tiếng. Nguy hiểm hơn, viêm thanh quản mạn tính cũng là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư thanh quản. Ho khan, khàn tiếng, đau rát cổ họng là những triệu chứng điển hình khi bị viêm họng mạn tính Viêm thanh quản mạn tính, mất tiếng có dùng được Heviho không? Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân bị viêm thanh quản mạn tính rất quan tâm và hay đặt ra. Phác đồ điều trị thông thường cho tình trạng viêm thanh quản mạn tính là các thuốc chống viêm, giảm phù nề như corticoid, men tiêu viêm. Kết hợp với đó là các sản phẩm giúp giảm triệu chứng ho khan, đau rát cổ họng, khàn giọng do viêm thanh quản mạn tính gây ra. Phối hợp các thuốc chống viêm, giảm phù nề với sản phẩm Heviho sẽ tăng cao hiệu quả điều trị viêm thanh quản mạn tính. Trong thành phần Heviho có S3 – Elebosin, hoạt chất được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm khoa học & công nghê Việt Nam, kết hợp với các cao dược liệu  có tác dụng giảm triệu chứng đau rát cổ họng, ho khan, khàn tiếng rất hiệu quả. Hơn nữa, vì thành phần 100% từ tự nhiên nên Heviho rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ và rất tiện sử dụng. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý những điều sau để tăng hiệu quả điều trị viêm thanh quản mạn tính. Hạn chế sử dụng giọng nói, không nên cố gằn giọng khi không cần thiết, ngoài ra cần luyện lại giọng nếu cần. Uống nhiều nước, tránh uống rượu bia và cà phê. Súc miệng với muối ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng nề. Hạn chế hút thuốc lá. Tránh các môi trường khô ráo, khói thuốc hoặc bụi bặm. Chia sẻ0  

Viêm họng hạt mạn tính - người bệnh đối mặt nhiều nguy hiểm

Viêm họng hạt mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe vòm họng, viêm phổi, ung thư vòm họng… do vòm họng bị viêm nhiễm quá lâu. Viêm họng hạt mạn tính đòi hỏi người bệnh phải phát hiện và điều trị dứt điểm. Viêm họng hạt mạn tính là gì? Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mạn tính được phân biệt theo giai đoạn và mức độ phát triển của bệnh. Viêm họng hạt mạn tính thường là do viêm họng cấp tính kéo dài và không được điều trị đúng cách tái phát nhiều lần. Các tế bào lympho ở thành họng phải  tiêu diệt các vi khuẩn liên tục nên bị sưng phồng, nở ra thành các hạt với các kích thước to nhỏ khác nhau, có thể như hạt đỗ, hạt ngô, cũng có thể tiếp nối với nhau thành cả mảng. Các hạt này luôn bị kích thích khiến cho người bệnh luôn thấy đau rát cổ, ngứa ngáy khó chịu cả ngày. Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt mạn tính Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến viêm họng mạn: Do viêm xoang, viêm mũi tái phát đi phát lại nhiều lần. Dịch viêm chảy xuống họng gây viêm họng liên tục, lâu ngày tiến triển dần thành viêm họng mạn. Do viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng lợi lâu dài. Do người bệnh trước đó mắc các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày. Người sử dụng thuốc lá nhiều, uống rượu bia , sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều thức ăn cay nóng. Sống và làm việc trong môi trường độc hại, khói bụi của các khu công nghiệp. Nếu xác định và xử lý triệt để được nguyên nhân gây viêm họng hạt, người bệnh có thể điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên đa phần sẽ không xác định được nguyên nhân cụ thể hoặc bản thân nguyên nhân gây bệnh không thể loại trừ được. Cách để nhận biết viêm họng hạt mạn tính Người bệnh có thể gặp một số biểu hiện điển hình của viêm họng hạt như: Thành họng xuất hiện nhiều hạt lympho phát triển với kích thước khác nhau, từ đầu đinh ghim đến to bằng hạt đỗ, hạt ngô, các hạt này có thể tiếp nối với nhau. Họng khó chịu, vướng víu, ngứa, dễ bị kích ứng khiến bệnh nhân hay bị buồn nôn. Ho khan hoặc ho có đờm, xuất hiện đờm đặc buổi sáng. Dễ bị tái phát các đợt viêm họng cấp khi gặp điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,… Biến chứng nguy hiểm từ viêm họng hạt mãn tính Nhiều người khi mắc viêm họng hạt ban đầu hay chủ quan, coi nhẹ không chữa trị sớm và dứt điểm. Tuy nhiên bệnh kéo dài sẽ gây ra hàng hoạt những hệ lụy cũng như biến chứng nguy hiểm sau: Bệnh để lâu gây ra viêm amidan, áp-xe thành họng, viêm tấy vùng quanh cổ họng. Có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng khác như: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, lây lan xuống gây viêm thanh quản, khí quản, phế quản và thậm chí là viêm phổi. Biến chứng lớn nhất của viêm họng hạt là ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì thế, ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ về bệnh bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và có phác đồ trị liệu cụ thể, hiệu quả. Ngoài ra để nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm họng hạt, song song với việc điều trị của bác sĩ thì người bệnh nên : Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng nước muối để loại bỏ vi khuẩn đồng thời ngăn chặn trước các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng cổ họng. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và tăng cường rèn luyện thể dục để nâng cao sức khỏe. Tránh đồ ăn cay nóng,chiên nướng, thức uống có cồn, có gas hay các chất kích thích khác. Không nên hút thuốc lá, hay tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm, độc hại trong thời gian điều trị bệnh. Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và đi ra ngoài Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý. Chia sẻ0  

Chữa viêm họng hạt mãn tính không dùng thuốc

Bệnh viêm họng hạt thường do các loại vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh nếu không được chữa sớm sẽ chuyển sang dạng mãn tính. Khi sang dạng mãn tính thì việc chữa điều trị gặp khó khăn hơn và hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, viêm họng hạt mãn tính vẫn có thể chữa khỏi không cần dùng thuốc.  Lạm dụng thuốc – nguy hiểm tiềm ẩn Gây hiện tượng nhờn thuốc Việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ, không đúng liều lượng, không đúng thời gian có thể gây ra hiện tượng siêu khuẩn kháng thuốc hay còn gọi là nhờn thuốc. Khi vi khuẩn tiếp xúc quá nhiều với một loại thuốc nào đó nó sẽ nhờn thuốc, có khả năng chống lại tác dụng của thuốc, không có loại thuốc kháng sinh nào có thể tiêu diệt được chúng. Hiện nay đã có rất nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc được tìm thấy như khuẩn lao, khuẩn tụ cầu vàng. Tiêu diệu vi khuẩn có lợi Một trong những mặt trái của việc sử dụng thuốc tây lâu ngày đó là tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Thuốc có tác dụng tìm và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể một cách nhanh nhất và trên phạm vi cực rộng. Nhưng chúng không giống con người, không thể phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi, đâu là vi khuẩn có hại nên việc diệt cả hai là lẽ đương nhiên. Cho nên bạn hãy cân nhắc khi sử dụng thuốc tây, hãy dùng đúng liều lượng, đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ để không làm mất cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể dẫn đến nhiều bệnh hệ lụy nguy hiểm như rối loạn dạ dày, rối loạn đường tiêu hóa,… Ảnh hưởng xấu đến gan Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Việc lạm dụng thuốc tây sẽ gây ảnh hưởng lớn tới gan. Những người thường xuyên sử dụng thuốc và kéo dài các chỉ số AST và ALT về gan đều tăng cao gây ra các bệnh về gan nguy hiểm. Tăng nguy cơ mắc ung thư Uống thuốc tây nhiều và lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh ưng thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư buồng trứng,… Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ Việc cho trẻ sử dụng thuốc tây quá sớm và không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khả năng bị mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh viêm mũi màng két là rất cao. Cho nên các bậc cha mẹ hãy cân nhắc, cần có sự tư vấn của bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc để tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Cách chữa viêm họng hạt mãn tính không dùng thuốc Việc sử dụng thuốc để chữa viêm họng hạt mãn tính không hẳn là sự lựa chọn hàng đầu bởi lẽ nó để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Dưới đây là một vài cách chữa viêm họng hạt mãn tính đơn giản, mang lại hiệu quả cao mà lại an toàn. Súc miệng bằng nước muối pha loãng Khi bị viêm họng hạt, đó là lúc vùng họng của bạn bị viêm nhiễm nặng. Cho nên bạn cần vệ sinh răng miệng, vùng họng một cách sạch sẽ. Cách đơn giản nhất là dùng nước muối loãng để sát khuẩn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy muối có tính sát khuẩn cao, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Súc miệng bằng nước muối loãng giúp làm giảm cảm giác đau rát họng, chống nhiễm trùng tốt. Bạn có thể súc miệng hàng ngày từ 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ. Lưu ý khi súc miệng bạn nên ngửa cổ ra sau để nước muối có thể chạm được đến thành họng để có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Mật ong Mật ong chứa nhiều chất và vitamin tốt cho sức khỏe, giảm đau, tiêu viêm, có tính sát khuẩn cao, tiêu độc đặt biệt là vùng răng miệng nên được dùng nhiều khi mắc các bệnh viêm họng. Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong như sau: bạn có thể lấy 1 thìa mật ong nguyên chất hòa với 1 cốc nước ấm uống ngày 2 lần sáng và tối. Hoặc bạn cũng có thể lấy 1 vài quả quất, đâm nát ra đổ thêm mật ong, hấp cách thủy để ngậm. Sau 1 – 2 ngày thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của hỗn hợp với mật ong. Tỏi Tỏi chứa allicin một hợp chất có đặc tính rất giống với penicillin trong thuốc kháng sinh. Nó có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng virus, vi khuẩn, chống ký sinh trùng, nấm mốc giúp ngăn chăn các tổn thương gây ra khi mắc các bệnh về ho hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm họng hạt,… Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng 1 nhánh tỏi sống nhai rồi nuốt từ từ, hoặc có thể giã nát chắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong rồi uống. Uống ngày 3 – 4 lần sẽ có công dụng loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Chia sẻ0  

Triệu chứng người mắc viêm họng hạt mãn tính

Người mắc viêm họng hạt thường có những triệu chứng bệnh gần giống với viêm amidan, viêm họng hạt cấp tính. Chính vì vậy nên mọi người hay chủ quan, coi nhẹ việc điều trị bệnh dẫn đến nhiều nguy hiểm. Triệu chứng người mắc viêm họng hạt mãn tính 7 Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính Ngứa rát, nổi cộm trong cổ họng Đây là triệu chứng đầu tiên của người mắc viêm họng hạt mãn tính. Khi đó, cổ họng ngứa rát, nổi cộm, vướng mắc như có vật gì bên trong. Người bệnh thường xuyên phải đằng hắng, lấy giọng khi nói chuyện. Thành họng, vòm họng sưng tấy Do quá trình viêm nhiễm kéo dài, không được điều trị triệt để dẫn đến các tế bào lympho trong thành họng và vòm họng bị tổn thương, sưng phồng, tấy đỏ. Triệu chứng này sẽ khiến người bệnh khó ăn, khó nuốt ngay cả khi uống nuốt hay nuốt nước bọt. Đau họng Đây là triệu chứng rõ nhất , có thể khẳng định bạn đã mắc bệnh. Do bị sưng tấy,nên cổ họng của người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức, cơn đau âm ỉ suốt cả ngày nhưng rõ nhấ là khi buổi sáng thức dậy hoặc khi ăn, khi uống. Cổ họng nổi nhiều hạt đỏ Cổ họng nổi nhiều hạt đỏ Phía thành sau họng và trên vòm họng xuất hiện những nốt mẩn, màu đỏ hoặc trắng (do mưng mủ – viêm họng hạt có mủ) với nhiều kích thước khác nhau. Chúng có thể nhỏ như đầu tăm, nhưng cũng có hạt to như hạt đỗ, hạt ngô, thậm chí là nổi thành cả mảng lớn. Các hạt này luôn trong trạng thái kích thích khiến người bệnh luôn đau nhức, vướng víu, khó chịu. Nếu hạt có mủ làm cho hơi thở có mùi hôi, buồn nôn, gây cản trở trong giao tiếp. Ho khan, ho có đờm Những ai mắc viêm họng hạt mãn tính thì đi kèm với đó là các cơn ho khan, ho có đờm liên tục trong suốt cả ngày và đêm. Nhiều nhất là buổi sáng lúc thức dậy. Ảnh hưởng lớn đến bản thân và những người xung quanh. Cơn ho dai dẳng, khó dứt. Nổi hạch vùng cổ Nổi hạch chính là hiện tượng cơ thể chống lại các cơn đau do việc viêm nhiễm vùng họng. Kích thước và vị trí của khối hạch tùy thuộc vào từng người. Sốt, đau tai, đau đầu Kèm theo nổi hạch ở cổ chính là những cơn sốt và đau tai, đau đầu. Những triệu chứng này là khi bệnh đã ở mức nghiêm trọng, cần chữa trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, người mắc viêm họng hạt cũng có một số những triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, hắt hơi, sổ mũi, đau mắt,…. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Viêm họng hạt mãn tính cũng giống như nhiều căn bệnh khác, nếu không được chữa trị triệt để và đúng cách thì bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như: Áp-xe Khi khối viêm bị sưng tấy lâu khỏi, kích thước khối lớn không được loại bỏ sẽ hình thành áp-xe thành họng, gây hiện tượng vín kín vùng họng. Cản trở việc sinh hoạt, ăn uống, giao tiếp, thậm chí có thể gây tắc thở. Hoặc khối áp-xe có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, nguy hiểm đến tính mạng. Mắc các bệnh hô hấp khác Biến chứng đầu tiên có thể mắc khi bệnh viêm họng hạt mãn tính không được chữa trị là dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viên thanh quản,…Ngoài ra, viêm họng hạt còn là bệnh trung gian dẫn đến mắc các bệnh viêm tai giữa, viên thận, viêm khớp, viêm ngoài màng tim,… Ung thư vòm họng Ung thư vòm họng nguy hiểm đến tính mạng Ung thư vòm họng là một căn bệnh quái ác, nếu phát hiện bệnh khi chớm mắc thì có khả năng chữa trị, nhưng nếu bệnh đã ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Nếu viêm họng hạt mãn tính quá lâu không chữa trị chính là bước tiền đề làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Trên đây là một vài dấu hiệu giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm và có hướng chữa trị bệnh đúng. Nếu có bất kì dấu hiệu nào bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và chữa trị sớm. Chia sẻ0  

Loading...