Top nguyên nhân gây viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh mà nhiều người dễ mắc phải nhưng cách điều trị lại hết sức khó khăn và dai dẳng. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra nên khó loại bỏ tận gốc và tránh tái phát. Để quá trình điều trị đặt hiểu quả cao nhất thì cần biết được đâu là nguyên căn của bệnh, xác định đúng hướng cũng như cách điều trị.

Thế nào là viêm họng hạt?

Viêm họng hạt là bệnh về đường hô hấp, là một dạng của bệnh viêm họng. Dó quá trình viêm họng kéo dài, không điều trị triệt để dẫn đến lớp tế bào lympho ở thành họng sau phải làm việc liên tục trong suốt thời gian dài, bị tổn thương sưng lên thành các “hạt” màu trắng.

Thế nào là viêm họng hạt? 1

Những hạt này nổi ở nhiều nơi như hai bên thành họng, thành họng sau với nhiều kích thước. Có thể quan sát chúng bằng mắt thường. Các hạt này luôn bị kích thích do nhiều yếu tố khiến người bệnh thấy ngứa ngáy trong họng, vướng víu như mắc vật gì nuốt không trôi. Cổ họng đau rát, khô miệng, khó nuốt ngay cả khi uống nước, thi thoảng ho khan, lâu dần chuyển sang ho có đờm. Người luôn mệt mỏi, chán ăn, đau nhức khắp cơ thể, vùng cổ nổi hạch, tai đau buốt, đầu choáng váng kèm theo là các cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy từng người.

Top nguyên nhân gây viêm họng hạt

Nhiều người dễ mắc bệnh viêm họng hạt là do bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả trực tiếp lẫn gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp

Các loại vi khuẩn, virus, nấm  có trong dịch nhầy, đờm ở vùng cổ. Chúng phát triển và sinh sôi gây tổn thương lớp niêm mạc vùng họng, tấn công các tế bào lympho gây ra bệnh viêm họng hạt. Virus chiếm 90% và cũng là nguyên nhân khó điều trị nhất, nó xuất phát từ các loại bệnh thường gặp như:

  • Cảm cúm thông thường.
  • Cảm lạnh.
  • Ho gà.
  • Sởi.
  • Quai bị.
  • Thủy đậu.
  • Bạch cầu đơn nhân.

Nhiễm trùng vi khuẩn cũng gây ra bệnh đặc biệt là khuẩn streptococcus nhóm A khi mắc viêm họng liên cầu.

Nguyên nhân trực tiếp 1

Nguyên nhân gián tiếp

Những nguyên nhân gián tiếp góp phần không nhỏ để hình thành bệnh viêm họng hạt. Chúng gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc vùng cổ họng, lâu ngày gây tổn thưởng đến các mô lympho, điển hình như:

  • Dị ứng phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, nấm mốc,… gây hắt hơi sổ mũi, kích ứng vùng họng, tiết nhiều dịch nhầy tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Ảnh hưởng của nghê nghiệp: giáo viên, ca sĩ,… thường xuyên la hét, nói to dẫn đến cổ họng bị thương tích. Bác sĩ, y tá tiếp xúc nhiều với môi trường vi khuẩn, đồ dùng trung gian truyền bệnh.
  • Môi trường sống không sạch sẽ, bụi bẩn, độc hại tại các khu công nghiệp, lò hầm, luyện kim,…
  • Mắc một số bệnh lý liên quan đến vùng cổ họng khác như: viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày,… khi đó axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản,cổ họng bị đốt cháy gây tổn thương.
  • Viêm xoang mãn tính: trong vùng ổ mũi, cổ họng luôn luôn tồn tại chất dịch nhầy, ứ đọng không được lưu thông.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas,…
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và sai cách gây tổn thương nướu lợi, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Ăn uống thiếu khoa học, làm việc quá sức.

Mẹo chữa viêm họng hạt

Viêm họng hạt tuy là bệnh đơn giản nhưng cũng có rất nhiều bệnh lý biến chứng nguy hiểm như áp – xe thành họng, bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản,…nặng hơn viêm khớp, viêm cầu thận viêm ngoài màng tim. Nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng.

Bệnh có nhiều phương pháp chữa trị như sử dụng thuốc dân gian, thuốc tân dược, phẫu thuật đốt hạt. Tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những mặt tích cực và tiêu cực riêng. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng hạt theo dân gian.

Sâm đại hành

Sâm đại hành 1

Sâm đại hành hay còn gọi là tỏi đỏ, tỏi lào hay sâm cau. Củ có màu đỏ đậm, lá có gân chạy song song giống lá cau. Các hoạt chất có trong củ sâm đại hàn có công dụng chữa ho, viêm họng cấp và mãn tính, bổ máu,…

Củ sâm khô: dùng 4-12g/ngày, sắc với nước uống hết trong ngày.

Củ sâm tươi: dùng 12-30g/ngày, sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 150ml thì chia thành 2 phần dùng trong ngày.

Cây xạ can

Củ của cây xạ can hay rẻ quạt có công dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm dùng để chữa sưng đau cổ họng, giảm đờm là vị thuốc quý để chữa trị mọi loại bệnh về viêm họng đặt biệt là viêm họng hạt. Rất đơn giản chỉ cần lấy củ rẻ quạt rửa sạch, thái lát mỏng rồi giã nát. Ngậm phần bã rồi từ từ nuốt, một vài ngày sau các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Gừng tươi

Gừng chứa nhiều gingerol giúp làm giảm sưng tấy, viêm nhiễm, long đờm, trị ho tốt cho người bị viêm họng. Bạn có thể dùng gừng đệ trị bệnh với nhiều cách như: đun gừng với nước chắt lấy nước uống hằng ngày, ngậm gừng ngâm mật ong hoặc dùng ngay gừng tươi.

Củ tỏi

Củ tỏi 1

 

Tỏi chứa kháng sinh allicin giúp giảm lipit máu, chống tăng huyết áp, đông máu, ngừa đột quỵ, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, gây ức chế các loại siêu vi, vi trùng, vi khuẩn. Nhờ đó tỏi trở thành vị thuốc trị viêm họng hạt hữu hiệu. Bạn chỉ cần ăn một nhánh tỏi sống hoặc đun sôi tỏi với nước và mật ong dùng trong vài ngày sẽ thấy kết quả mong đợi.

Húng chanh

Hay còn gọi là cây rau tần, lá có mùi thơm giống chanh. Chứa colein chữa cảm cúm, sốt cao, viêm phế quản, ho, khản tiếng, tiêu đờm, nhức đầu, nghẹt mũi nên được dùng nhiều trong cách chữa viêm họng hạt. Có thể dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, chỉ cần lấy một nắm lá húng chanh rửa sạch thêm vài hạt muối, nhai rồi nuốt nước dần, dùng cho trẻ em thì giã nát chắt lấy nước thêm ít đường phèn hấp lên dùng ngày 2 đến 3 lần.

Để những mẹo chữa trên thực sự hiệu quả thì trong quá trình điều trị các bạn cần lưu ý cả cách phòng tránh khỏi các tác nhân gây nguy hại cho bệnh sau:

  • Không dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas: thuốc lá, rượu bia, cafe,…
  • Ăn uống khoa học, tránh ăn các món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều góc cạnh.
  • Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều khói bụi của xe cộ, khu công nghiệp,…
  • Vệ sinh răng miệng và các cơ quan hô hấp sạch sẽ hằng ngày và đúng cách tránh gây tổn thương.
  • Không dùng chung các vật dụng dễ truyền bệnh với người mắc bệnh.
  • Đeo khẩu trang, mặc ấm đặc biệt là vùng cổ khi ra ngoài hay vào mùa đông.

 
Cập nhật lúc: 08/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...