Tất tần tật về viêm họng mãn tính

Các bệnh về đường hô hấp nói chung và bệnh viêm họng nói chung, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, bệnh sẽ chuyển từ thể cấp sang thể viêm họng mạn tính. Dạng mạn tính, bệnh khó điều trị và thường xuyên tái phát. Những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về viêm họng mạn tính, nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp chữa bệnh.

Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng mạn tính là một dạng của viêm họng. Bệnh do hiện tượng viêm họng cấp kéo dài, chữa trị không khỏi dứt điểm, thường xuyên tái phát. Mỗi khi cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch kém, bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường,…thì lại xuất hiện sốt,mệt mỏi, đau rát họng.

Viêm họng mạn tính là gì? 1

Hình ảnh cổ họng của người viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính tồn tại chủ yếu ở 3 dạng: viêm họng xuất tiết, viêm họng quá phát ( viêm họng hạt ) và viêm họng teo.

Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là do viêm họng cấp kéo dài. Trong quá trình bị viêm họng cấp tính, bạn không có những biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, không trị được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, thêm vào đó là quan tâm đến vấn đề bảo vệ sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc dẫn đến bệnh hay tái phát.

Bệnh viêm họng mạn tính lây lan bằng đường nước bọt, nước mũi. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân gây viêm họng mạn tính như:

  • Viêm amidan mạn tính
  • Viêm mũi, viêm xoang mạn tính, viêm xoang sau
  • Nhiễm step
  • Mắc bệnh trào ngược axit, viêm loét dạ dày,…
  • Do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như: hơi hoá học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu…
  • Mắc bệnh viêm bạch cầu đơn nhân gây dị ứng hoặc phản dị ứng
  • Cơ địa: dị ứng phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn,…

Khi bạn hút thuốc trực tiếp hay tiếp xúc với khói thuốc tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp như lao, ung thư phổi, ung thư vòm họng, miệng, thanh quản,…vùng họng bị tổn thương nghiêm trọng.Tiếp xúc với các chất độc hại, khói bụi gây kích ứng đường hô hấp, tụ tập nơi đông người dễ lây lan virus và vi khuẩn gây hại.

Các nguyên nhân trên là bước tiền đề cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào vùng cổ họng, chúng sinh sôi và phát triển khiến lớp niêm mạc thành họng bị tổn thương lâu ngày, không có khả năng phục hồi, bệnh kéo dài dai dẳng.

Triệu chứng viêm họng mạn tính

Triệu chứng viêm họng mạn tính 1

Nổi hạch trắng ở vùng cổ

Viêm họng mạn tính thường phát bệnh khi cơ thể bạn suy yếu, mệt mỏi, khi mắc các bệnh lý nguyên nhân trên. Trong những ngày đầu của quá trình phát bệnh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, mất ngủ, sốt, sưng hạch vùng cổ, đau rát cổ họng.

Triệu chứng điển hình của viêm họng mạn tính là cảm giác khô họng, đau mắt, ngứa rát thành họng. Đặc biệt vào buổi sáng, sau khi tỉnh dậy các cơn ho dai dẳng, có thể ho khan hoặc ho có đờm nhầy.

Khi nuốt thức ăn, uống nước cảm thấy đau, vướng víu, nổi cộm. Một số người mất tiếng, giọng khàn nhẹ. Những ai thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu bia thì các triệu chứng nặng hơn, thể hiện rõ hơn.

Quan sát bằng mắt thường hoặc soi khám, các biểu hiện viêm họng mạn tính tùy thuộc vào từng dạng viêm họng.

  • Dạng viêm họng xuất tiết thì thành họng tiết ra nhiều dịch nhầy, lớp niêm mạc họng sưng tấy, bầm đỏ, xuất hiện các hạt ở thành sau họng và trêm vòm họng.
  • Dạng viêm họng qua phát hay viêm họng hạt thì các tổ chức lympho ở niêm mạc họng sưng phồng thành các hạt nhỏ có kích thước không đồng đều, to nhỏ khác nhau, có hạt nhỏ như đầu tăm cũng có hạt to như hạt đỗ, hạt ngô, hoặc nối tiếp với nhau thành mảng lớn có màu đỏ hoặc trắng. Các tế bào của tổ chức bạch huyết quá phát, sưng tấy, tập trung thành một dải ( hay gọi là trụ giả).
  • Dạng viêm họng teo: quá trình quá phát kết thúc, viêm họng mạn tính chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức bị xơ hóa, trụ giả teo lại, mất đi, các hạt nhỏ màu trắng cũng biến mất. Lớp niêm mạc trở nên mỏng, nhẵn bóng không tái tạo, phục hồi được, các tế bào lympho hoạt động kém, xuất hiện mạch máu nhỏ nhìn thấy bằng mắt thường. Dịch nhầy tiết ít hơn, họng trở nên khô.

Biện pháp phòng tránh và chữa trị

Việc phòng tránh viêm họng mạn tính chủ yếu là thay đổi lối sống. Điều trị bệnh thì bao gồm điều trị các triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Thay đổi lối sống

Để bệnh nhanh chóng khỏi và phòng tránh bệnh tái phát, bạn cần có một lối sống khoa học, văn minh.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, ăn các thực phẩm giàu kẽm, giàu vitamin C, mật ong, tỏi, gừng,… tránh các đồ ăn cay nóng, chiên nướng nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng các chất kích thích, hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas.
  • Uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Không dùng chung đồ, vật dụng cá nhân với người bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rửa tay khi hắt hơi hoặc tiếp xúc với người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại tại các khu công nghiệp, có biện pháp bảo hộ khi làm việc.
  • Tích cực rèn luyện bản thân, tăng cường tập thể dục, chơi thể thao nâng cao sức khỏe.

Chữa trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh

  • Điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang,..
  • Điều trị hội chứng trào ngược axit, viêm loét dạ dày,…
  • Các bệnh cảm cúm, ho gà, sởi, thủy đậu,…

Điều trị các triệu chứng

  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc lạm dụng thuốc gây tác dụng phụ.
  • Thuốc làm lỏng chất nhày, trị ho: thảo dược,siro,…
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc kháng viêm

 
Cập nhật lúc: 08/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...